Thứ Sáu, 05/06/2015 16:54

Xử lý nợ xấu: Cần phát hành trái phiếu riêng cho ngân hàng

“Ngân hàng cầm trái phiếu đó đi Ngân hàng Nhà nước vay, Ngân hàng Nhà nước đưa dự trữ của mình ra, ngân sách không phải bỏ tiền, vẫn có vốn cho doanh nghiệp nhưng không làm tăng lạm phát”.

 

ĐB Cao Sỹ Kiêm: Các vấn đề về cơ chế giải quyết nợ xấu vẫn đang tắc.

Trao đổi với Báo Hải quan bên hành lang Quốc hội sáng 5-6, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, việc phát hành loại trái phiếu riêng cho ngân hàng để giải quyết nợ xấu là biện pháp phải làm gấp.

Đây là một trong ba giải pháp để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu mà ĐB Cao Sỹ Kiêm đưa ra. Theo ĐB, nợ xấu là một trong hai vấn đề còn tồn tại, chưa giải quyết dứt điểm được trong lĩnh vực ngân hàng những tháng đầu năm.

Ông Kiêm cho rằng, cho đến thời điểm này, các vấn đề về cơ chế giải quyết nợ xấu vẫn đang tắc. “Ví dụ như tài sản thế chấp là bất động sản mà qua thời gian cũ nát thì đánh giá lại thế nào, ai có quyền đánh giá, các cơ quan Nhà nước hay chỉ 1 “ông” VAMC (Công ty Quản lý tài sản các TCTD-PV) có quyền?”- ĐB nói.

Theo ĐB Cao Sỹ Kiêm, VAMC đã đi vào hoạt động nhưng chưa thể giải quyết được tận gốc vấn đề nợ xấu. Theo kinh nghiệm thế giới và hoàn cảnh của Việt Nam, có 3 giải pháp để giải quyết vấn đề này. ĐB cho rằng, việc thứ nhất cần làm các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro mạnh hơn, kiên quyết hơn, thậm chí hoạt động không còn lãi, chỉ cần hoạt động, hòa vốn cũng được.

Giải pháp thứ hai là giải quyết tồn tại về mặt pháp lý. “Đó là có giao quyền cho VAMC tự định giá tài sản để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ hay không? Phạm vi hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia giải quyết nợ xấu (công an, tòa án, viện kiểm sát…) như thế nào?” Giải pháp cuối cùng theo ĐB là phát hành loại trái phiếu riêng cho ngân hàng.

Theo ĐB Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các TCTD khi tham gia thị trường phải có trách nhiệm với luật pháp. “Trách nhiệm với luật pháp là gì? Các TCTD phải có trách nhiệm khi định giá  tài sản đảm bảo là phải đảm bảo được dự phòng rủi ro cho những khoản vay đó chứ không phải cứ nâng giá trị tài sản lên để đạt được mục đích”.

Theo ĐB Nguyễn Đức Kiên, các ông chủ ngân hàng không thể đẩy trách nhiệm trước đây “ăn” bao tiền của dân, của xã hội rồi lại bảo mọi người phải hỗ trợ. Điều đó là bất bình đẳng với đại bộ phân dân chúng. Không làm được như thế.

“Những ai đã liên quan đến TCTD, tạo ra nợ xấu của các TCTD thì phải chịu trách nhiệm đến cùng với dân, với nước chứ không phải là buông vài lời than thở rồi muốn đẩy nhanh nợ xấu là không được”- ĐB Nguyễn Đức Kiên khẳng định.

An Tư

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Tiền điện tử Onecoin: Đầu tư ảo, coi chừng rủi ro thật (05/06/2015)

>   Ngân hàng rối vì gói vay hỗ trợ nhà ở (05/06/2015)

>   Công ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam chính thức về Techcombank (04/06/2015)

>   Cần luật riêng để xử lý nợ xấu? (04/06/2015)

>   NamABank tìm ra Trạng nguyên 2015 (02/06/2015)

>   Lãi suất liên ngân hàng giảm tiếp hầu hết các kỳ hạn (04/06/2015)

>   Lãi suất cơ bản mất dần ý nghĩa (04/06/2015)

>   Sau tái cơ cấu: Ngân hàng lớn sẽ hút nhà đầu tư ngoại (04/06/2015)

>   HDBank triển khai thu hộ tiền điện tại Đồng Nai (03/06/2015)

>   NCB dành gói ưu đãi 700 tỷ đồng cho vay mua nhà dự án (03/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật