Thứ Ba, 02/06/2015 22:22

Sẽ xuất khẩu 100 ngàn tấn vải thiều trong năm tới

Một ngàn tấn vải sẽ được xuất khẩu sang thị trường 6 nước gồm: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Úc, Mỹ và Israel ngay trong mùa vải năm nay. Và theo dự kiến, từ năm sau, số lượng vải xuất khẩu ra thị trường thế giới sẽ đạt từ 50-100 ngàn tấn/năm.

Đây là một trong những cam kết quan trọng được ký kết chiều nay, 2/6, tại Bộ Khoa học Công nghệ giữa Ủy ban Nghiên cứu chiến lược Nông-Lâm- Ngư nghiệp Nhật Bản cùng đại diện các công ty của Nhật, Malaysia, Úc, Israel với Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) cùng đại diện Bộ KHCN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang.

Cụ thể, tại Bộ KH&CN Việt Nam, đoàn Nhật Bản, Úc, Malaysia, Israel cùng đại diện 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và Công ty AIC đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ về việc: Hợp tác đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân các vùng trồng vải của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh có thể tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có thể xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về chuyển giao công nghệ tại Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. Ảnh: Lê Văn.

Tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đại diện các bên đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ về việc: Hợp tác đưa các ứng dụng khoa học công nghệ cao vào phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam cũng như chống biến đổi khí hậu.

Theo đó, các bên sẽ hợp tác chặt chẽ để tổ chức triển khai đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu sang nước ngoài đồng thời tổ chức các chương trình marketing phát triển thị trường cho các sản phẩm này tại nước ngoài.

Về lâu dài, chương trình hợp tác giữa các bên sẽ xây dựng và áp dụng hệ tiêu chuẩn quốc tế để triển khai tới các địa phương và đưa nông sản Việt Nam đi xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới, tiến tới xây dựng thương hiệu cho trái vải Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam nói chung và của những người dân trồng vải thiều nói riêng. Bởi lẽ, hiện tại, ngoài thị trường Trung Quốc, vải thiều Việt Nam gần như chưa được xuất khẩu ra các thị trường khác.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, hiện nay, sản lượng vải trung bình hàng năm của Việt Nam vào khoảng trên dưới 200 ngàn tấn.

Trong đó, 60% là tiêu thụ nội địa, 40% còn lại là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các thị trường khác, việc xuất khẩu gần như chỉ là thí điểm với số lượng không đáng kể.

Do vậy, việc đại diện các công ty đến từ Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Úc, Israel cùng với AIC và các bộ, ban ngành của Việt Nam ký cam kết xuất khẩu 50-100 ngàn tấn vải ngay trong năm nay ra 6 quốc gia trên thế giới trong tương lai là bước đột phá trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho vải thiều.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng giám đốc AIC, đơn vị kết nối và đầu mối triển khai chương trình tại Việt Nam, vấn đề quan trọng để có giải pháp xuất khẩu vải thiều Việt Nam ra thế giới chính là tiêu chuẩn, quy trình và công nghệ bảo quản quả vải tươi song song với việc marketing thị trường ra nước ngoài.

Do đó, trong thời gian vừa qua, AIC đã cùng các tập đoàn các nước nghiên cứu, khảo sát toàn bộ tình hình thị trường để trên cơ sở này đưa ra được giải pháp xuất khẩu quả vải Việt Nam sang thị trường thế giới.

Chúng tôi hy vọng trong vòng 2-3 năm tới, quả vải của chúng ta sẽ là một thương hiệu mà thế giới coi trọng và tối thiểu khoảng 50% số vải của chúng ta trồng ra có thể xuất khẩu được đi các nước trên thế giới”, bà Nhàn cho hay.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cũng đánh giá rất cao chương trình chuyển giao công nghệ lần này, đồng thời khẳng định sẽ cảm kết tạo ra các hành lang pháp lý trong khuôn khổ Bộ KH&CN có thẩm quyền để hỗ trợ chương trình thành công, đồng thời tổ chức các đơn vị, con người hoặc các thiết bị sẵn có để sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân triển khai chương trình này.

Hy vọng các địa phương của Việt Nam sẽ hợp tác có hiệu quả với các doanh nghiệp của Nhật Bản để trong những năm tới đây, các nông thủy, hải sản của Việt Nam sẽ đến được Nhật Bản và các nước trong khu vực và trên thế giới”, Bộ trưởng Quân chia sẻ.

Lê Văn

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Không “thổi phồng” số liệu khách qua Tân Sơn Nhất (02/06/2015)

>   124 triệu USD đầu tư tuyến xe buýt nhanh tại TP.HCM (02/06/2015)

>   EIU: Môi trường kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện (02/06/2015)

>   TPP qua lăng kính đa chiều (02/06/2015)

>   Sửa Luật Hàng hải, đưa kinh tế biển lên vị trí số một (02/06/2015)

>   Sân bay Long Thành phải trình Quốc hội một lần nữa (02/06/2015)

>   Giá ô tô có thể tăng 20%-30%? (02/06/2015)

>   Tổng cục Thuế: Đề nghị có cơ chế quản lý riêng với đơn vị như Metro (01/06/2015)

>   Vốn FDI cam kết vào TPHCM vẫn tăng cao (01/06/2015)

>   Tác động FTA với không gian chính sách hỗ trợ ngành kinh tế (01/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật