Thứ Hai, 01/06/2015 10:08

“DN phải biết nắm bắt thời cơ”

Trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về những thách thức, cơ hội của DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa khi các Hiệp định thương mại ký kết với nhiều nước chính thức có hiệu lực, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết, DN phải biết nắm bắt thời cơ, nhưng ngoài nỗ lực “tự bơi” của DN, cần có sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan quản lý.

 

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm: Thách thức sẽ rất lớn nếu không chuẩn bị kỹ. Ảnh Anh Tuấn.

Theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết, lộ trình từ năm 2015 đến 2018 sẽ tự do hóa trung bình 90% dòng thuế, riêng Hiệp định Asean (ATIGA) cam kết 100% dòng thuế về 0%. Cùng với nhiều cơ hội thì đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, thưa ông?

Mặc dù các DN đã có chuẩn bị, nhưng do nhận thức, hiểu biết về nội dung, điều kiện và tác động của các Hiệp định thương mại này, DN cũng chưa rõ. Nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng, nhưng chưa nhận thức được nội dung, lộ trình và những tác động tới DN của mình ra sao.

DN còn mơ hồ

ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) trong phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế- xã hội đã bày tỏ lo lắng về giải quyết vấn đề thị trường khi sắp tới chúng ta ký kết một loạt các Hiệp định thương mại.

“Các DN hiểu hiệp định song phương, đa phương còn rất mơ hồ… Đây là vấn đề rất lớn đặt ra với sự tồn vong của DN, tế bào của nền kinh tế”, ĐB Thụ nhận định.

Do đó, nhiều DN cũng chưa có chiến lược định hướng để khai thác các mặt mạnh, yếu, tránh làm cái gì, không làm cái gì. Và những vấn đề cần phải chuẩn bị cho sự phát triển nội tại của DN như chọn công nhân lành nghề, cải cách TTHC, nâng cao khoa học kỹ thuật... thì nhiều DN chuẩn bị chưa đâu vào đâu. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực “tự bơi” của DN, thì cũng cần có sự chuẩn bị, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý.

Đúng như nhận định của ông, không phải lúc nào DN cũng nhận thức dược việc mở cửa thị trường với các dòng thuế lùi về 0%. Nhiều cuộc Bộ Tài chính mời các DN tham gia dự thảo, nhiều DN vẫn thờ ơ, không tham gia. Vậy làm thế nào để DN chuẩn bị chu đáo để cạnh tranh với những hàng khóa NK ở mức giá càng giảm?

Đúng là thách thức sẽ rất lớn nếu không chuẩn bị kỹ thì chúng ta sẽ phải trả giá, thua thiệt nhận về và hiệu quả trong thực hiện sẽ khó khăn. Khi đó, sức cạnh tranh của DN cũng như của từng mặt hàng, từng DN là không có.

Vậy làm thế nào để giúp DN khắc phục những bất cập này, thưa ông?

Tôi cho rằng, cần tập trung nâng cao nhận thức để DN ít nhất cũng hiểu biết được các nội dung, phạm vi, mức độ cam kết ra sao, những lĩnh vực nào cần phát huy và khai thác triệt để, còn lĩnh vực nào DN cần phải thận trọng khi các cam kết có hiệu lực.

Ngoài ra, cần phải tạo sự nhịp nhàng đồng bộ tất cả các đối tượng ảnh hưởng phối hợp liên kết với nhau. Đó là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, các hiệp hội ngành hàng nói chung để giúp DN phát huy được thế mạnh tiềm năng, tránh những rủi ro, trả giá khi tham gia các hiệp định thương mại.

Theo ông, thách thức với DN nhỏ và vừa sẽ ra sao?

DN nhỏ và vừa yếu thế nhiều mặt, trình độ thấp, việc chuẩn bị hiểu biết cũng kém hơn các lĩnh vực khác nên nếu chắc chắn nếu không có sự chuẩn bị thì trả giá sẽ nặng nề hơn.

So với các hiệp định trước đây, thì TPP là hiệp định thế hệ mới với những cam kết sâu rộng với 100% số dòng thuế với lộ trình khác nhau. Trên thực tế, một số vòng đàm phán liên quan đến lợi ích cốt lõi của DN, Chính phủ đã đồng ý cho các hiệp hội DN tham gia vào đàm phán. Nghĩa là một số DN đã được tham gia trực tiếp vì lợi ích của mình, chứ không phải để DN “tự bơi”?

Đúng là vẫn có DN được tham gia vào một số vòng đàm phán, nhưng trình độ hiểu biết của DN chưa được đồng đều, còn DN phải tự tìm tòi, tự va đập và chuẩn bị nhưng sự chuẩn bị đó, theo tôi, phải tất cả DN, các lĩnh vực và phải được phối hợp nhịp nhàng mới đem lại hiệu quả được.

Theo ông, có nên bảo hộ hàng hóa trong nước bằng thiết lập các hàng rào phi thuế quan hay không?

Tất cả cả nước khi tham gia thị trường đều thiết lập hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, về luật pháp quốc tế cũng như trong nước đòi hỏi phải có sự bình đẳng, công khai, minh bạch và phải chấp hành những nguyên tắc chung. Nhưng bây giờ mỗi nước, mỗi quốc gia mỗi mặt hàng có biện pháp quản lý hàng hóa, nhất là hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn.

Nhiều ý kiến cho rằng, đến thời điểm hiện nay việc chủ động tham gia hay không thuộc về DN, còn phía nhà nước chỉ tạo khung pháp lý mà thôi?

Điều này đúng với các nước đã phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật và tiếp cận nền kinh tế thị trường từ thấp lên cao và khả năng chấp hành luật lệ, môi trường pháp lý của họ hoàn chỉnh, đội ngũ DN được va đập và cạnh tranh với nước ngoài thành nề nếp, họ có khả năng du nhập thế giới tốt hơn ta.

Còn với DN Việt Nam cơ bản phải tìm hiểu vươn lên là chính, nhưng tình hình hiện nay luật lệ chưa đủ, hiểu biết chưa sâu và nhiều vấn đề còn chưa đồng bộ nên để DN tự tìm hiểu không có sự hỗ trợ, khuyến khích, dẫn dắt thì cũng là khiếm khuyết của chúng ta. Nếu không chuẩn bị tốt cho DN thì khả năng cạnh tranh sẽ thấp.

Ngoài vai trò nhà nước hướng dẫn là xúc tác để DN tham gia sâu vào các thị trường mới khi các Hiệp định ký kết có hiệu lực, thì vai trò của các Hiệp hội,  trường đại học, viện nghiên cứu trong việc đặt hàng DN ra sao, thưa ông?

Theo tôi, các nhà khoa học phải phát huy năng lực, người dân và DN VN trình độ hiểu biết chưa nhiều, nên phải có sự hỗ trợ, giúp sức mới làm được.

Tuy nhiên, nhiều DN hiện còn phải vật lộn với câu chuyện “tồn tại hay không” thì những thách thức, cơ hội khi nước ta ký kết các Hiệp định thương mại như còn xa vời. Nhiều người cho rằng, có hiện tượng DN đợi Chính phủ giải cứu, nhưng thực chất tất cả các vấn đề cần phải thay đổi như trình độ maketinh, đào tạo nhân lực, cải thiện niềm tin… đều là việc của DN?

Các DN phải tự kiểm điểm, đánh giá những sở trường, sở đoản của mình để có chiến lược kinh doanh cho mình, nắm bắt thời cơ để triển khai. Mỗi DN có sở trường khác nhau, phải nỗ lực thì mới có thể phát triển được, chứ không thể trông chờ Nhà nước. Tự DN phải xử lý và phán đoán dự báo kinh doanh sát với hoàn cảnh của mình.

Hiệp hội DN nhỏ và vừa đã có những biện pháp gì để giúp DN trước những cơ hội mới này, thưa ông?

Chúng tôi đã tuyên truyền giải thích công khai,  minh bạch những nội dung đã ký kết, những tác động xấu, được để DN tự nhìn nhận. Đồng thời, giúp họ nâng cao trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân ngành nghề; phản ánh ánh những vướng mắc để cơ quan quản lý giải quyết; tham gia xây dựng chính sách để DN sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn…

Xin cảm ơn ông!

Sau 2 năm đàm phán, ngày 29-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới Cộng hòa Kazakhsatn tham dự Lễ ký chính thức Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEUV-FTA).

Việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEUV-FTA), khởi động cho việc kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn sắp tới.

Việt Nam đã trở thành đối tác quốc tế đầu tiên ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh. Với cơ cấu kinh tế, hàng hóa bổ sung cho nhau giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, Hiệp định Thương mại tự do sẽ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tăng cường trao đổi thương mại, dịch vụ, đầu tư song phương và mở rộng quan hệ hợp tác trong khu vực.


Trần Thắng

Hải Quan

Các tin tức khác

>   TPHCM: Giá thực phẩm tăng “chóng mặt” (01/06/2015)

>   Bộ trưởng Thăng: Cần xây sân bay Long Thành càng sớm càng tốt (01/06/2015)

>   TPHCM thu hút doanh nghiệp phụ trợ của Samsung (31/05/2015)

>   Điều chỉnh dự án để đáp ứng nhu cầu điện trong dài hạn (31/05/2015)

>   Ngành công nghiệp khai khoáng: Thất thoát lớn, nguy cơ tham nhũng cao (31/05/2015)

>   Tiếp sau Trung Quốc: Việt Nam công xưởng hay bãi thải toàn cầu? (31/05/2015)

>   Ký FTA Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (30/05/2015)

>   Chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh (30/05/2015)

>   Thị trường đồ chơi 1-6: Sức mua trầm lắng (30/05/2015)

>   Chỉ được “bán” một số lĩnh vực tại sân bay Phú Quốc (30/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật