Từ tỷ giá đến nợ công
Đã đến lúc cần nhìn thẳng vào kỷ luật ngân sách, nợ công khi tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh 1% ngày hôm nay.
* Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng tỷ giá 1%
Cần nhìn nhận lại nợ công, và ngân sách khi điều chỉnh tỷ giá. Ảnh TL.
|
Đợt điều chỉnh tỷ giá ngày 7-5 vừa qua, và trước đó vào ngày 7-1 đã lấy đi hết room cho năm nay, khi NHNN đã đề ra định hướng điều hành tỷ giá không quá 2% trong 2015.
Theo tính toán của ông Nguyễn Quốc Anh, Vụ phó Vụ Kinh tế Dịch vụ, Bộ Kế hoạch Đầu tư; và ông Trần Văn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, khi tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ tăng 1% thì gánh nặng nợ công tăng thêm 10.000 tỉ đồng do 80% nợ nước ngoài của Việt Nam là bằng đô la Mỹ.
Như vậy, trong hai lần điều chỉnh tỷ giá từ đầu năm tới nay, nợ công của Việt Nam đã “tự nhiên” tăng lên 20.000 ti đồng, tức gần 1 tỉ đô la Mỹ. Đợt điều chỉnh này rõ ràng đã tác động trực tiếp đến nợ nước ngoài và nợ công.
Theo Đồng hồ nợ công quốc tế trên tạp chí Economist sáng ngày 4-5, tổng nợ công của Việt Nam được cập nhật ở mức 89,08 tỉ đô la Mỹ, chiếm tỉ lệ 46,6% GDP và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số nợ công trên đầu người đã lên tới 979,77 đô la Mỹ, cao hơn so với con số 896 đô la Mỹ mỗi người Việt Nam phải gánh cách đây 1 năm.
Như vậy, con số nợ này tính theo tiền đồng chắc chắn sẽ cao hơn nếu tính toán thêm từ đợt điều chỉnh tỷ giá này. Đây cũng là dịp để xem lại nợ công ở Việt Nam.
Nợ công đang có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ, tăng từ 54,9% GDP năm 2011 lên 64% năm 2015, theo số liệu từ Quốc hội. Đó là chưa tính các khoản nợ thuộc trách nhiệm phải trả của ngân sách nhà nước như nợ quỹ hoàn thuế, nợ quỹ bảo hiểm xã hội, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng chính sách...
Điều này làm các đại biểu Quốc hội như ông Trần Văn lo ngại, nhất là khi tốc độ tăng nợ công nhanh hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trong khi tốc độ tăng GDP thấp.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ và các khoản nợ phải trả hàng năm tăng nhanh dẫn đến phải vay đảo nợ với khối lượng lớn, năm sau cao hơn năm trước, tạo áp lực cho cân đối, bố trí nguồn trả nợ hàng năm.
Cơ cấu nợ công chưa hợp lý khi vốn vay trong nước ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, lãi suất vay khá cao nhưng lại được sử dụng cho các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có thời hạn thu hồi vốn dài, dẫn đến áp lực trả nợ cho ngân sách nhà nước.
Việc quản lý, sử dụng vốn vay cũng chưa thật sự đạt hiệu quả cao, thể hiện qua nhiều dự án chậm tiến độ làm tăng tổng mức đầu tư, tăng chi phí lãi vay, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo thêm gánh nặng trả nợ.
Bên cạnh đó, cơ cấu chi NSNN còn chưa hợp lý với tỷ trọng chi thường xuyên những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Số người hưởng lương từ NSNN cũng tăng cho thấy kết quả của quá trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu.
... đọc tiếp tại đây
Tư Giang
tbktsg
|