Thứ Năm, 07/05/2015 13:22

Không thể dùng dự trữ ngoại hối để cho vay đầu tư

Trong nhiều năm qua, việc vay mượn tiền của chính phủ từ ngân hàng trung ương (NHTƯ) đã được thể chế hóa ở hầu hết các nước trên thế giới. Trừ những trường hợp khẩn cấp, ví dụ như chính phủ có nguy cơ vỡ nợ hoặc thực hiện các chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) nhằm cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng, các nước phát triển cũng như đang phát triển đều cấm NHTƯ trực tiếp cho chính phủ vay tiền, cho dù đó là trực tiếp mua trái phiếu chính phủ (TPCP) hay cho vay dự trữ ngoại hối.

* Vietcombank mua một tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ

Vay đầu tư phát triển là vay dài hạn. Trong khi đó vay từ quỹ dự trữ ngoại hối, nếu được phép, chỉ là ngắn hạn, bù đắp những thiếu hụt tạm thời do tính mùa vụ của thu ngân sách. Ảnh: Minh Khuê

Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy rằng khi NHTƯ có tính độc lập, theo nhiều khía cạnh, đối với chính phủ, thì họ cũng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bình ổn giá cả. Bởi lẽ, sự độc lập cho phép NHTƯ cải thiện được tính minh bạch, tính chịu trách nhiệm và tính khả tín trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Thông thường, một NHTƯ độc lập sẽ công khai các thông tin về bảng cân đối tài sản, đồng thời minh bạch định hướng và phản ứng chính sách tiền tệ trong các tình huống khác nhau. Điều này không những giúp các doanh nghiệp hay cá nhân trong nền kinh tế có thể lập kế hoạch dài hạn, mà còn giúp tránh được hiện tượng “tiền tệ hóa” các khoản chi tiêu hay nợ công. Hay nói cách khác, nền kinh tế tránh được việc NHTƯ tài trợ cho chi tiêu công bằng cách in tiền, trực tiếp mua TPCP, hoặc giao dự trữ ngoại hối cho chính phủ sử dụng.

Ngoài ra, việc tiền tệ hóa các khoản chi tiêu công còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc NHTƯ mua lại “vĩnh viễn” TPCP trên thị trường thứ cấp. Tức là, ban đầu để tài trợ cho chi tiêu, chính phủ có thể bán trái phiếu cho các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư... Sau đó, bằng cách này hay cách khác, NHTƯ sẽ mua lại vĩnh viễn trái phiếu từ các tổ chức tài chính kể trên. Lưu ý rằng, việc mua lại TPCP này khác với việc mua/bán TPCP diễn ra trên thị trường thứ cấp, hay còn gọi là nghiệp vụ thị trường mở (OMO), để phục vụ chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ OMO là hoạt động mua bán TPCP tạm thời/có kỳ hạn nhằm cung ứng thanh khoản và theo đuổi mức lãi suất, và do vậy là tỷ lệ lạm phát mục tiêu.

Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia trong dài hạn, việc vay mượn của Chính phủ từ Ngân hàng Nhà nước nên được nghiên cứu và thể chế hóa thành luật.

Nói tóm lại, việc NHTƯ cho chính phủ trực tiếp vay tiền để chi tiêu thường là bị cấm. Trong một số trường hợp, nếu có được phép thì hoạt động này cũng phải chịu sự giám sát và tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Ví dụ, chính phủ chỉ được phép vay một tỷ lệ nhất định so với tổng thu ngân sách trong năm và phải hoàn trả vào cuối năm (ngắn hạn). Tức là mục đích vay mượn là để bù đắp những thiếu hụt tạm thời do tính mùa vụ của thu ngân sách, hoặc do tác động tạm thời của các chương trình cải cách tài khóa mà chính phủ đang thực hiện.

Điều này hoàn toàn khác với những gì Việt Nam đang đề xuất là vay để “đầu tư phát triển”, hay nói cách khác là vay dài hạn. Ngoài ra, ở các nước trên thế giới, việc vay mượn này cũng không được phép nếu nó được thực hiện để tài trợ cho các chính quyền địa phương hay doanh nghiệp nhà nước.

Quan trọng hơn, dự trữ ngoại hối có được nhờ thặng dư tài khoản vốn, như ở Việt Nam, không phải là thứ có thể đem ra để chi tiêu hay cho vay.

Thu nhập của quốc gia kiếm được từ thế giới bên ngoài được thể hiện qua tài khoản vãng lai, mà thành phần chủ yếu là cán cân thương mại - cái mà Việt Nam luôn thâm hụt nặng nề trong nhiều năm qua. Còn tài khoản vốn chủ yếu phản ánh dòng vốn ngoại vào tạm thời thông qua FDI, đầu tư tài chính hoặc vay mượn nước ngoài.

Xem tiếp tại đây...

Phạm Thế Anh/ Đại học Kinh tế Quốc dân

tbktsg

Các tin tức khác

>   HSBC: Tỷ giá cuối năm sẽ ở mức 21,750 đồng (07/05/2015)

>   Biểu tỷ giá tại các ngân hàng liên tục “nhảy múa” (07/05/2015)

>   Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng tỷ giá 1% (07/05/2015)

>   Ngân hàng Nhà nước: Tỷ giá ngoại tệ tăng là do yếu tố tâm lý (06/05/2015)

>   Maritime Bank chia tay CEO ngoại (06/05/2015)

>   Tỷ giá: Hết đường nâng giá bán, quay sang nâng giá mua (06/05/2015)

>   Giá USD chợ 'đen' lên mức 21.800 đồng (06/05/2015)

>   NCB khai trương trụ sở tại Hồ Chí Minh theo nhận diện thương hiệu mới (06/05/2015)

>   Vietcombank mua một tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ (05/05/2015)

>   Bitexco nói gì về khoản nợ 1.700 tỉ tại VietinBank? (05/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật