Thứ Tư, 06/05/2015 17:08

FTA Việt – Hàn ảnh hưởng đến ngành dệt may ra sao?

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức được ký kết vào ngày 5/5 kỳ vọng sẽ đem lại nhiều ưu thế cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng dệt may. Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc sẽ duy trì khoảng 27% - 30% so với năm 2014.

 * Những mặt hàng nào được giảm thuế?

Việt Nam - Hàn Quốc chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do

Theo CTCK BIDV (HOSE: BSI), VKFTA là hiệp định thương mại tự do song phương toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc, dự kiến mang lại tác động tích cực đối với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, xã hội. Cụ thể, Hàn Quốc tự do hóa 95.4% số dòng thuế vào thị trường Hàn Quốc, đặc biệt có các mặt hàng nông lâm thủy sản, dệt may và cơ khí. Yếu tố này đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh vượt trội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực, tiêu biểu như tôm, tỏi, gừng, mật ong...

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cắt giảm 89.2% số dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. Đối tượng sản phẩm là hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, xe ô tô, đồ điện gia dụng, sắt thép và cáp điện... Điều này giúp cho nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào sản xuất xuất khẩu bớt phụ thuộc hơn vào nguồn cung từ một số nước như Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống Kê Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ hai của Việt Nam sang Hàn Quốc, chỉ sau thủy sản. Ngược lại, Hàn Quốc là nước đang cung cấp gần 20% vải cho ngành may mặc Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. Vì vậy, có thể nói Hiệp định KVFTA có tính bổ trợ cao đối với ngành dệt may khi Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu vải từ Hàn Quốc và xuất khẩu sản phẩm ngược lại vào thị trường này.

Thực tế, xu hướng dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu dệt may sang thị trường Hàn Quốc đã diễn ra từ khi hiệp định FTA ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2009. Ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này vì Hàn Quốc quy định về quy tắc xuất xứ dựa trên công đoạn sản xuất (cắt, may), thay vì hàm lượng trong sản phẩm (dệt, sợi, vải). Vì vậy, Hiệp định KVFTA được coi là một bước mở cuối cùng của thị trường Hàn Quốc đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, khoảng 27% - 30% so với năm 2014.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức, như sức ép hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, khó khăn trong quản lý do môi trường kinh tế được vận hành thông thoáng hơn. Các doanh nghiệp dệt may có thị trường xuất khẩu chính là các nước trong TPP, EU và Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc ký các hiệp định thương mại trong năm 2015. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, công nghệ tốt và có dự án đầu tư mở rộng sắp hoàn thành sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt hơn những doanh nghiệp nhỏ nhờ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn và các yêu cầu khắt khe về chất lượng và xuất xứ sản phẩm.

Các doanh nghiệp FDI cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội từ các FTA và hiệp định TPP (đặc biệt là các doanh nghiệp đến từTrung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…) sẽ tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trên thị trường xuất khẩu. Với lợi thế về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng kết nối với nhà phân phối tại thị trường bản địa, các doanh nghiệp FDI sẽ tạo sức ép lớn đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

CTCK Rồng Việt (HNX: VDS) cũng cho rằng FTA Việt Nam-Hàn chính thức được ký kết càng cũng cố cho nhận định ngành dệt may, thủy sản là 2 ngành tiêu biểu đáng lưu tâm trong chiến lược đầu tư năm 2015. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc 2 ngành này sẽ tăng trưởng tốt trong những quí tiếp theo như TCM, KMR (dệt may); FMC (thủy sản).

Mỹ Hà ghi

Các tin tức khác

>   Tìm đầu ra cho trái cây: Phải xóa mù thông tin (06/05/2015)

>   “Miếng bánh” thị phần bán lẻ ngày càng nhỏ (06/05/2015)

>   VKPC sẽ rót thêm 126 triệu đô la Mỹ cho sản xuất bao bì giấy (06/05/2015)

>   Các bộ chạy đua thoái vốn nhà nước khỏi DN (05/05/2015)

>   Bát phở “mặn” ngang tạ muối! (05/05/2015)

>   Bình Định thu hồi dự án đầu tư 2.300 tỉ đồng của API (05/05/2015)

>   Xuất khẩu thủy sản: Mấu chốt nằm ở giá (05/05/2015)

>   Malaysia kết luận thép cuộn cán nguội Việt Nam đã bán phá giá (04/03/2016)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư vào tỉnh Bình Dương (05/05/2015)

>   Nhập khẩu phế liệu phải ký quỹ (05/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật