Thứ Sáu, 10/04/2015 09:00

Thị trường địa ốc trước xu hướng M&A

Ông Timothy Horton - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH về xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) và tác động đối với thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam.

Ông Timothy Horton

Phải chăng các nhà đầu tư nước ngoài đang tận dụng M&A để nhảy vào thị trường BĐS Việt Nam, thưa ông?

Thị trường M&A tại Việt Nam giống như một tảng băng trôi, gồm hai phần: phần nổi là các thương vụ chúng ta được biết, vì được các bên công bố ra bên ngoài; và phần chìm là các thương vụ diễn ra âm thầm không ai biết giữa các công ty, tập đoàn trong nước với nhau.

Các công ty trong nước có lợi thế sân nhà, thông thạo thị trường nên sẽ là nhân tố điều khiển chính của thị trường M&A trong thời gian tới. Nhà đầu tư nước ngoài thường mất rất nhiều thời gian tìm hiểu thị trường trước khi đưa ra quyết định.

Hiện có rất nhiều các nhà đầu tư Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… với ngân sách dành cho M&A khá lớn, luôn quan sát thị trường Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á để tìm cơ hội chín muồi là nhảy vào đầu tư.

Nhưng đối với Việt Nam, họ dường như vẫn còn e ngại vì thị trường chưa ổn định, danh mục đầu tư chưa phong phú. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài chuộng xu hướng M&A đối với các công ty đang vận hành tốt.

Thứ nhất là vì lý do như sự an toàn dòng tiền và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Thứ hai là họ có thể cân bằng lợi nhuận nếu chẳng may có một dự án khác không thành công như mong đợi.

Thứ ba là họ có thể mang lại giá trị cộng thêm cho các công ty trong nước bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn từ nước ngoài; đào tạo kỹ năng quản lý, làm việc chuyên nghiệp hơn…

 

Với dân số hơn 90 triệu người và tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trong khu vực sẽ là yếu tố quan trọng giúp thị trường BĐS phát triển

 Theo ông, thị trường M&A tại Việt Nam có khả năng cạnh tranh với một số nước trong khu vực đang thu hút vốn ngoại lớn như Myanmar, Lào…?

Thị trường Myanmar rất hấp dẫn, nhu cầu đầu tư lớn nên giá trị các thương vụ M&A cũng tăng nhiều so với trước. Hiện nay, nguồn cầu các phân khúc BĐS tại Myanmar đang rất cao, thị trường có hiện tượng bong bóng.

Do đó, thay vì xem xét thị trường Myanmar, các nhà đầu tư cũng đang nhắm đến các thị trường khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư vào nước nào thì phải xem nhà đầu tư am hiểu, tự tin vào thị trường nào nhất; dự án nào phù hợp nhất; chính sách, quy định đầu tư tại nước nào rõ ràng hơn cả; môi trường đầu tư nào minh bạch nhất để đi đến quyết định đầu tư.

Với làn sóng M&A tiếp tục vào Việt Nam, liệu có những thách thức và rủi ro mất kiểm soát dòng vốn ở thị trường BĐS, thưa ông? 

Theo tôi, để thị trường này có thể phát triển, chúng ta cần phải có môi trường kinh doanh thông thoáng, nhưng vẫn phải quản lý chặt chẽ danh mục đầu tư. Bởi vì, trường hợp xấu nhất có thể xảy đến chính là việc quá nhiều nhà đầu tư mong muốn rót vốn vào các công ty. Một số người sẽ chỉ chăm chăm vào việc xây dựng DN để bán...

Chúng ta có thể phòng trừ điều này bằng cách cho phép các nhà đầu tư giải ngân vốn vào từng thời điểm nhất định, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng các DN vẫn phải kiểm soát những dự án mình xây dựng để bán, vì khi cung - cầu mất thăng bằng sẽ đẩy lùi xu hướng phát triển.

Về xu hướng thị trường, theo ông thời điểm hiện tại người dân có nên đầu tư vào BĐS?

Có nên đầu tư vào BĐS hay không hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân, và đầu tư vào phân khúc nào để sinh lời mới là quan trọng. Cao cấp hay trung bình cần phải tính toán kỹ vì mỗi một phân khúc bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định, cũng như cần làm rõ mục đích việc đầu tư này là để làm gì: bán lại, cho thuê lại, hay để ở… 

Đúng là thời điểm này có rất nhiều chủ đầu tư với hàng loạt dự án chất lượng, cùng rất nhiều khung giá cho người dân lựa chọn. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì giá đất cũng hợp lý hơn trước kia rất nhiều. Bên cạnh đó, còn là việc lạm phát giảm, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Tất cả các yếu tố đó thu hút họ quay lại đầu tư.

Một điều nữa là tôi thấy rằng, các chủ đầu tư đã nắm được nhu cầu thực của những người mua nhà để ở và có những ứng xử hợp lý, bằng việc điều chỉnh diện tích căn hộ, thay vì trước kia các căn hộ có diện tích từ 150 m2 với giá từ 3 tỷ đồng trở lên thì nay họ chỉ xây dựng các căn hộ từ 60 - 70 m2 với giá trên dưới 1 tỷ đồng.

Điều này đã phản ánh đúng nhu cầu thực và khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Tôi cũng muốn chia sẻ thêm rằng, với dân số hơn 90 triệu người và tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang phát triển nhanh nhất trong khu vực thì việc ngày càng có nhiều người có khả năng sở hữu nhà sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thị trường BĐS phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Tuyết

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng bị Sở Xây dựng kiểm tra (10/04/2015)

>   Tổng Thanh tra yêu cầu Hà Nội "cắt ngọn" chung cư 30 tầng (09/04/2015)

>   Chuyển ‘khu đất vàng’ nhiều tranh cãi thành công viên (09/04/2015)

>   “Rất đau xót khi doanh nghiệp xây dựng bảo rằng em chỉ là B’, B’’…” (08/04/2015)

>   TPHCM: 4,200 căn hộ được bán trong quý 1, cao nhất trong 4 năm qua (08/04/2015)

>   Cán bộ các ban quản lý 'ém nhẹm' 17.000 lô đất tái định cư (08/04/2015)

>   Diện tích nhà ở xã hội không nên quá 70m² (08/04/2015)

>   Ông chủ vào tù, dự án 200 ha như bóng chim tăm cá (08/04/2015)

>   Mỗi ngày tăng 1 triệu/m2: Cò đất náo loạn Hà Nội (08/04/2015)

>   Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất (07/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật