Thứ Hai, 09/03/2015 10:31

“Nóng” ngành quản lý khách sạn

Năm 2014 có nhiều biến động khiến ngành khách sạn gặp khó khăn hơn trước nhưng không vì thế mà lĩnh vực quản lý khách sạn bớt sôi động. Giống như gần chục năm nay, phần lớn thị phần thuộc về các tập đoàn nước ngoài và nhà quản lý vẫn chiếm nhiều ưu thế trong hợp đồng quản lý.

Nhà quản lý ở “kèo trên”

Trao đổi với TBKTSG về kế hoạch tìm nhà quản lý cho một dự án resort ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chủ tịch một tập đoàn lớn ở TPHCM cho rằng có quá nhiều công ty để lựa chọn. Dự án của tập đoàn này đã chậm tiến độ đến vài năm do vướng mắc về đền bù, giải tỏa mặt bằng nhưng vẫn có nhiều tập đoàn đeo đuổi ý định làm đơn vị quản lý và đã bắt đầu tư vấn khi khách sạn khởi động công trình để có trang thiết bị, dịch vụ tương thích nhất với tiêu chuẩn quản lý của mình.

Khách du lịch tại khách sạn 4 sao Liberty Central Saigon City Point do Công ty cổ phần Quản lý khách sạn Odyssea Hospitality quản lý. Ảnh: Đào Loan

“Dự án có chậm nhưng họ vẫn không bỏ cuộc, vẫn liên hệ để chào mời. Tất cả đều là thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Vấn đề lớn nhất để chúng tôi quyết định ký kết hay không là ở mức giá”, bà chủ tịch tập đoàn nói.

Theo một số chủ đầu tư khách sạn, ngành công nghiệp du lịch kinh doanh khó khăn hơn trong mấy năm qua nhưng phí quản lý khách sạn, resort không hề giảm mà ngày càng tăng. Gần chục năm trước, các tập đoàn quản lý quan tâm nhiều hơn đến phân khúc khách sạn 4, 5 sao thì nay ở phân khúc 3 sao cũng có rất nhiều đơn vị tham gia, và ngay khi ký hợp đồng ghi nhớ (MOU) thì đơn vị quản lý đã có thể thu tiền. Bà chủ tịch công ty trên cho biết: “Muốn ký kết thì khi nào cũng có thể nhưng chỉ cần ký hợp đồng ghi nhớ là đã phải đặt cọc 200.000 đô la Mỹ, sau đó, nếu có thay đổi thì phải chịu mất tiền nên chúng tôi phải cân nhắc rất kỹ”.

Khảo sát những điều khoản quan trọng trong 37 thỏa thuận quản lý khách sạn ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2009-2014 của Jones Lang LaSalle (một công ty cung cấp dịch vụ địa ốc và quản lý tài chính lớn trên thế giới) cho thấy trong phần lớn các thỏa thuận, nhà quản lý nắm chắc phần thuận lợi.

Theo đó, các hợp đồng thường có thời gian khá dài, phổ biến là 15-19 năm, với rất nhiều loại phí. Chẳng hạn phí cơ sở thường từ 1-1,9%/tổng doanh thu của năm, sau đó có thể nâng lên 2-2,9%/năm, đến năm thứ năm thì lại tiếp tục tăng.

Phí khuyến khích thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng lợi nhuận hoạt động, ban đầu là một tỷ lệ cụ thể, sau đó được điều chỉnh dần và nhà quản lý sẽ tận dụng mức phí cao nhất lên đến 10%. Phí bán hàng và tiếp thị thường không đàm phán mà tính theo tỷ lệ doanh thu ròng hoặc doanh thu gộp, dựa vào số phòng, phổ biến nhất là 2% doanh thu phòng hoặc lên đến 4%. Phí đặt phòng trung tâm được tính theo ba cách: kết hợp tính theo tỷ lệ doanh thu và chi phí trực tiếp; tính theo đô la Mỹ (thường là 7,5-9,9 đô la Mỹ/một đêm/phòng); hoặc theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu (từ 1-1,9%). Thêm vào đó, chủ đầu tư còn phải trả rất nhiều loại phí như phí bản quyền, phí dịch vụ kỹ thuật, dự phòng trang thiết bị - đồ đạc...

Xem tiếp tại đây

Đào Loan

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thủ tướng phê duyệt thời điểm chạy tàu cao tốc 350km/h tại Việt Nam (09/03/2015)

>   Đã có công cụ đánh giá năng lực hiệp hội doanh nghiệp (09/03/2015)

>   Nhập khẩu than của Việt Nam: Đang có nhiều ẩn số (09/03/2015)

>   Học Nhật cách làm ăn hiệu quả cao (09/03/2015)

>   Vietnam Airlines - Vietjet Air: Ai sẽ thắng trong "cuộc đấu" mua nhà ga T1 Nội Bài? (09/03/2015)

>   Giá điện Việt Nam ở đâu so với các nước (08/03/2015)

>   Tìm thị trường mới để giảm phụ thuộc (08/03/2015)

>   Giày nội địa và những hướng đi mới (08/03/2015)

>   Nước ngoài tin triển vọng kinh tế Việt Nam (08/03/2015)

>   Còn nhiều trở ngại trong đầu tư (08/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật