Thứ Hai, 09/03/2015 06:35

Học Nhật cách làm ăn hiệu quả cao

Việt Nam nên có những chính sách tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay cho công nghiệp hỗ trợ - một khái niệm rất mù mờ.

Việt Nam đang có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN) tham gia vào ngành này. Tuy nhiên, trong thực tế, điều kiện để DN có được sự hỗ trợ là rất phức tạp, khó đạt được. Bằng chứng là DN Nhật Bản cho biết họ nộp hồ sơ để hưởng chế độ này rất mất công sức, thời gian. DN vừa và nhỏ lại không đủ khả năng để thực hiện việc này.

Hiện tại chỉ có một DN Nhật được hưởng ưu đãi từ chính sách này, thế nhưng DN này lại không phải là DN thuộc ngành CNHT mà là DN lắp ráp.

Chính sách có cũng như không

Chính phủ Việt Nam đưa ra một chế độ hỗ trợ nhằm lôi kéo các DN đầu tư vào nhằm phát triển mảng này. Tuy nhiên, số lượng DN được hưởng chính sách này quá ít, chứng tỏ chính sách không hiệu quả. Chính sách CNHT đưa ra chỉ mang tính mong muốn thỏa mãn của Chính phủ chứ không hề đứng trên góc độ DN một chút nào.

Và như vậy, tuy chính phủ nhận thấy rằng CNHT là quan trọng, cần chính sách phát triển CNHT, thế nhưng gần như không hề có chính sách nào để hỗ trợ nó cả.

Cần có nhiều biện pháp ưu đãi thiết thực cho DN nhỏ và vừa để phát triển bền vững. Ảnh: CTV

Hiện nay Bộ Công Thương đã soạn dự thảo về phát triển CNHT và các bộ cũng đang bàn thảo, góp ý kiến về chính sách này. Song các chính sách của dự thảo này đưa ra quá nhiều và chưa tập trung. Chính sách đưa ra quá nhiều khiến ngân sách phải sử dụng nhiều hơn; các cơ cấu, tổ chức để làm các biện pháp chính sách này cũng phải phình ra. Tôi nghĩ chính sách này trước hết nên tập trung vào những việc quan trọng, thiết thực cho DN trước.

Tôi rất mừng khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đang xây dựng dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Lý do, định nghĩa về CNHT rất mù mờ, mơ hồ, trong khi định nghĩa về DN nhỏ và vừa lại hết sức rõ ràng. Nhật Bản luôn đề cao việc chú trọng chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa từ trước đến nay. Khoản tiền hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa, Nhật dành ngân sách rất lớn. Nhật có thể giúp Việt Nam về những kinh nghiệm hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Hỗ trợ thiết thực

Trước đây, Nhật có bốn quỹ công để cho vay đối với những hộ nhỏ lẻ trong các lĩnh vực công thương, sản xuất, nông lâm thủy sản. Lãi suất cho vay rất thấp để họ kinh doanh. Hiện nay bốn quỹ tập trung thành một quỹ chung hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Chính phủ Nhật cũng có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hình thành những hiệp hội, HTX của mình để từ đó nắm được nhu cầu cụ thể của họ như thế nào, phản biện chính sách lên với chính phủ.

Đặc biệt, Nhật còn có những cơ cấu hỗ trợ gọi là hình thành những người có tư cách hướng dẫn những DN nhỏ và vừa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn cho DN nên làm như thế nào. Ví dụ DN muốn bán những máy móc cũ để đầu tư máy móc mới phát triển sản xuất thì chính phủ có giải pháp hỗ trợ hoặc trợ giúp cho DN sản xuất những sản phẩm mẫu, sản phẩm thử bán ra thị trường nhằm theo dõi, quản lý thị trường. Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ cho DN trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Một ví dụ về cơ cấu ưu đãi thiết thực về ưu tiên cho DN nhỏ và vừa, chẳng hạn khi các cơ quan công cộng, cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành chính mua nước uống thì họ ưu tiên mua sản phẩm của các DN nhỏ và vừa. Ngoài ra cũng cần có nhiều biện pháp ưu đãi về mặt thuế cho DN.

Ngành kỹ thuật Nhật Bản phát triển nhất thế giới như hiện nay là nhờ phần lớn DN nhỏ và vừa. Năng lực của khu vực DN này hỗ trợ đắc lực cho những DN lớn tạo ra sức cạnh tranh cho cộng đồng DN Nhật Bản.

Mối lo hiện nay về DN Việt Nam chính là năng lực. Khi DN đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ hợp tác và chuyển giao công nghệ cho DN Việt Nam. Tuy nhiên, DN nhỏ và vừa Việt Nam lại quá yếu về năng lực, nhiều khi không thể tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật mới chuyển giao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm khó DN Nhật Bản khi muốn vào Việt Nam làm ăn, đồng thời làm hạn chế sự phát triển nền công nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã thành lập Diễn đàn CNHT tại TP.HCM, kết nối DN nhỏ và vừa Việt Nam với DN Nhật Bản. Kỳ vọng chính sách về phát triển CNHT, giúp DN nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện. DN Nhật tiếp tục chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư lâu dài, bền vững.

Ông YASUZUMI HIROTAKA

Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM


Quang Huy ghi

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Vietnam Airlines - Vietjet Air: Ai sẽ thắng trong "cuộc đấu" mua nhà ga T1 Nội Bài? (09/03/2015)

>   Giá điện Việt Nam ở đâu so với các nước (08/03/2015)

>   Tìm thị trường mới để giảm phụ thuộc (08/03/2015)

>   Giày nội địa và những hướng đi mới (08/03/2015)

>   Nước ngoài tin triển vọng kinh tế Việt Nam (08/03/2015)

>   Còn nhiều trở ngại trong đầu tư (08/03/2015)

>   Nhân rộng mô hình công viên phần mềm Quang Trung (08/03/2015)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam-Singapore tiếp tục tăng mạnh (08/03/2015)

>   Đàm phán EVFTA là động thái tích cực trong quan hệ Việt Nam-EU (08/03/2015)

>   DN Hàn Quốc đầu tư dự án 100 triệu USD tại Hà Nam (08/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật