Thứ Năm, 26/03/2015 11:36

Ninh Thuận đẩy mạnh kêu gọi vốn đầu tư

Ninh Thuận đang ưu tiên mời gọi đầu tư vào 4 nhóm ngành kinh tế là năng lượng sạch, du lịch, nông lâm thủy sản, sản xuất chế biến và 2 nhóm ngành phụ trợ là giáo dục đào tạo và kinh doanh bất động sản.

 

Ninh Thuận được xem là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển về năng lượng, tài nguyên khoáng sản, du lịch, nông nghiệp… Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt 10.9%/năm. Tuy nhiên, thời gian qua Ninh Thuận vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 293 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm, với tổng vốn đăng ký hơn 95,000 tỷ đồng; trong đó, có 255 dự án cấp chứng nhận đầu tư (chiếm tỷ lệ 87% số dự án), vốn đăng ký 55,579 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 59% tổng vốn dự án).

Trong số các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư có 125 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng với tổng vốn đăng ký 42,695 tỷ đồng; 96 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ với tổng vốn đăng ký 10,857 tỷ đồng và 34 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 2,025 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ủy ban nhân dân TPHCM tổ chức sáng ngày 25/03, ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Thuận, cho biết tỉnh ưu tiên mời gọi đầu tư vào các cụm ngành kinh tế trụ cột, có lợi thế cạnh tranh với khoảng 70 dự án tiềm năng ở 6 nhóm lĩnh vực mũi nhọn được nhóm tư vấn nước ngoài là Tập đoàn Monitor của Mỹ và Tập đoàn Arup của Anh lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo quy hoạch này, Ninh Thuận sẽ phát triển dựa trên 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột là năng lượng sạch, du lịch, nông lâm thủy sản, sản xuất chế biến và 2 nhóm ngành phụ trợ là giáo dục đào tạo và kinh doanh bất động sản.

“Đây vừa những ngành thế mạnh của Ninh Thuận vừa là xu hướng của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang lựa chọn hướng tới” – ông Thanh nhấn mạnh. 

Trình bày trước hội nghị, ông Lê Xuân Vĩnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, cũng cho biết tỉnh đã thành lập Văn phòng phát triển kinh tế (EDO) theo mô hình “1 cửa liên thông” nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Ninh Thuận.

Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận đã và đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến được ven biển dài 116 km. Công trình sẽ gia tăng kết nối vùng, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nhất là chuẩn bị cho việc xây dựng hai nhà máy thủy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận.

Đại diện cho nhóm nhà đầu tư Ấn Độ, bà Smita Pant, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM, cho rằng mối giao thương Việt Nam - Ấn độ trong thời gian tới sẽ tiếp tục được mở rộng khi Việt Nam dần trở thành trục sản xuất lớn trong khu vực. Những dự án tiềm năng của Việt Nam về năng lượng sạch như các dự án điện gió, năng lượng mặt trời, dệt may và du lịch sẽ là tâm điểm chú ý của nhóm nhà đầu tư Ấn Độ trong 5-10 năm tới. Cùng với việc  kết nối những chuyến bay thẳng trực tiếp từ Ấn Độ đến Việt Nam kỳ vọng sẽ nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Dẫn lời đóng góp ý kiến một đại biểu tham dự tại hội nghị lần này. Với kinh nghiệp làm việc và xúc tiến quá trình thương mại với các đối tác phương Tây, vị này cho biết ban lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cần tiến hành những cuộc khảo sát, thăm dò có tính chuyên sâu hơn nữa để đưa ra được những thông số cụ thể và hồ sơ năng lực cho từng dự án trọng điểm. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định và đẩy nhanh tiến độ khi bắt tay vào triển khai dự án.

Bên cạnh đó, ưu đãi đầu tư cần song hành với chế tài nghiêm khắc trong quá trình thực thi dự án đã đăng ký. Dẫn chứng cho điều này, vị đại biểu này cho biết tỉnh nên rút kinh nghiệm từ việc ưu đãi đầu tư của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, vì nếu để mức chế tài quá thấp mà ưu đãi thì cao ngất sẽ khiến người ngoài lợi dụng mà chiếm dụng đất hay thực hiện các dự án đăng ký không có trách nhiệm.

Đức Phương

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính "lắc đầu" với một loạt ưu đãi thuế khu kinh tế Chu Lai (26/03/2015)

>   EVN sắp mất thế độc quyền mua bán điện (26/03/2015)

>   Mua tàu triệu đô, bán giá sắt vụn: Hết mơ biển lớn (26/03/2015)

>   Doanh nghiệp nội địa ít hưởng phần từ phục hồi kinh tế (25/03/2015)

>   Không vì 5-10% doanh nghiệp vi phạm mà siết tất cả lại (25/03/2015)

>   Thủ tướng quyết định lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh (25/03/2015)

>   Thị trường đồ chơi trẻ em: Cơ hội cho doanh nghiệp nội (25/03/2015)

>   Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 7,2 tỷ USD (25/03/2015)

>   Năm 2020 sẽ kết nối hàng không với tất cả các sân bay quốc tế (25/03/2015)

>   Có nghị định mới về PPP, nhà đầu tư vẫn chưa hào hứng (25/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật