Thứ Năm, 12/03/2015 09:14

Những hạt sạn chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, hoạt động công ty chứng khoán. Có khá nhiều “hạt sạn” trong dự thảo mà nếu thực hiện không những các đối tượng chịu điều chỉnh của thông tư sẽ gặp khó khăn, mà còn toát lên một “tinh thần quản lý” theo hướng công ty chứng khoán giống như ngân hàng thương mại.

* Cổ phiếu quỹ của CTCK mua sau 3 năm không sử dụng sẽ bị hủy bỏ?

Quản lý chặt đến gò bó không phải là cách thức tốt cho thị trường phát triển. Ảnh: Tuệ Doanh

Hạn chế vay vốn

Theo quy định, ngân hàng thương mại được huy động tiền từ mọi tầng lớp dân cư với tỷ lệ bằng 20 lần vốn tự có và hiện không tổ chức tín dụng nào vươn tới được con số “hào phóng” này. Dự thảo nói trên cũng đưa ra một tỷ lệ rộng rãi không kém. Điều 42 (1) nêu rõ “tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không vượt quá 3 lần”. Nói rộng rãi vì đến nay những công ty chứng khoán nằm trong tốp 20 đang thống lĩnh thị trường, không đơn vị nào có tổng nợ lớn đến mức 3 lần cả.

Công ty chứng khoán được vay vốn ngân hàng, huy động vốn từ cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu; được phát hành chứng khoán; được vay các khoản nợ thứ cấp để bổ sung vốn khả dụng, nhưng lại bị cấm “không được vay, huy động vốn của các tổ chức, cá nhân khác dưới mọi hình thức kể cả hợp đồng hợp tác ba bên, hợp đồng giao vốn, hợp đồng kinh tế có bản chất vay”. Quy định như vậy là tréo ngoe. Giả sử ngân hàng ký hợp đồng ba bên với công ty chứng khoán - nhà đầu tư cho nhà đầu tư vay có được không? Đây là vay ngân hàng mà! Hay một tổ chức đầu tư nào đó (kể cả nước ngoài) có tiền nhàn rỗi tự nguyện cho công ty chứng khoán vay (không muốn trở thành cổ đông của công ty chứng khoán) cũng không được sao? Có thể hiểu cơ quan quản lý muốn ngăn chặn việc công ty chứng khoán vay tiền quá mức để cung cấp dịch vụ ký quỹ cho khách hàng. Đã quy định tỷ lệ 3 lần, cộng thêm giá trị tổng nợ gồm cụ thể những khoản nào, là đủ rồi, hà cớ gì phải hạn chế các nguồn vay từ đâu? Bó quá, phạm vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, công ty chứng khoán sao kinh doanh nổi?

... đọc tiếp tại đây

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sớm hợp nhất hai Sở Giao dịch Chứng khoán (03/03/2015)

>   Chấn chỉnh lạm dụng nộp bản sao có chứng thực với giấy tờ thủ tục hành chính lĩnh vực chứng khoán (27/02/2015)

>   Hướng dẫn nộp hồ sơ theo thủ tục hành chính tại UBCKNN, Sở GDCK và TTLKCK (27/02/2015)

>   Báo cáo tài chính hợp nhất phải tổng hợp toàn diện kết quả kinh doanh (26/02/2015)

>   Khung pháp lý TTCK 2014: Những văn bản nào đã ban hành, văn bản nào tiếp tục chờ? (15/02/2015)

>   Chờ sản phẩm mới Công ty ĐTCK và Quỹ đầu tư Bất động sản (12/02/2015)

>   CTCK phải nộp báo cáo đầu tư chứng khoán chậm nhất 30 ngày sau năm tài chính kết thúc (11/02/2015)

>   Cổ phiếu quỹ của CTCK mua sau 3 năm không sử dụng sẽ bị hủy bỏ? (06/02/2015)

>   HOSE: Hai nhóm giải pháp cần sớm thực hiện để phát triển TTCK trong năm 2015 (02/02/2015)

>   Năm 2014: Xử phạt 121 trường hợp với số tiền hơn 10 tỷ đồng (02/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật