Thứ Hai, 02/02/2015 16:29

HOSE: Hai nhóm giải pháp cần sớm thực hiện để phát triển TTCK trong năm 2015

Tại hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 ngày 02/02, trong phần tham luận của mình, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) trình bày hai nhóm giải pháp ở tầm quản lý vĩ mô cần thực hiện sớm để phát triển TTCK Việt Nam.

* Thị trường trái phiếu sẽ có thêm Zero coupon bond, Sell buy back và STRIP trong năm nay

* Dự thảo sửa đổi Thông tư 52: Nóng chuyện bắt buộc công bố thông tin bằng tiếng Anh

Đó chính là nới lỏng giới hạn trần sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu và phát triển sản phẩm mới giúp giữ chân nhà đầu tư ngay cả khi thị trường giá xuống như coverd warrant (chứng quyền có đảm bảo) và các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn.

Theo HOSE, giải pháp nới lỏng trần sở hữu nước ngoài sẽ giúp tạo cú hích để thị trường tăng trưởng về “lượng”. Hiện tại Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường sơ khai cùng với các nước như Pakistan, Sri Lanka, trong khi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Phillippines đều đã được đưa vào thị trường mới nổi. Trong khi đó, nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam vẫn còn khá lớn. Đặc biệt là đối với cổ phiếu được đánh giá tốt và triển vọng, họ phải mua thông qua các giao dịch ngoài sàn với giá cao hơn giá trên sàn 20-30%.

Vì vậy, cơ quan quản lý cần tạo ra chính sách nhằm khai thông dòng vốn đầu tư gián tiếp từ khối ngoại. Giải pháp này giúp thị trường tăng nhanh về khối lượng giao dịch, tính thanh khoản và cải thiện vị thế về quy mô thị trường trong khu vực.

Giải pháp tiếp theo để phát triển thị trường là triển khai sản phẩm covered warrant, HOSE cho rằng đây là giải pháp hứa hẹn sẽ giúp thị trường tạo được sự thay đổi về “chất” cần thiết, từ đó tạo nền tảng cho việc phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, hiện TTCK Việt Nam đang có “xu hướng chuyển động một chiều”, nghĩa là khi thị trường tăng giá, nhà đầu tư ào ào mua cổ phiếu, còn khi thị trường giảm giá, xu hướng bán cổ phiếu luôn lấn át. Sản phẩm chứng quyền có đảm bảo này được kỳ vọng sẽ hạn chế xu hướng một chiều này.

Coverd warrant là gì?

Đây là sản phẩm được phát hành bởi các công ty chứng khoán hay ngân hàng đầu tư có uy tín, cho phép người nắm giữ có quyền, nhưng không phải nghĩa vụ được mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở (ví dụ cổ phiếu, chỉ số có sẵn) với giá và thời điểm được xác định trước.

Đối với covered warrant (chứng quyền), ngoài khoản tiền bỏ ra ban đầu mua sản phẩm thì nhà đầu tư sẽ không phải mất thêm tiền (chỉ trừ khi họ phải thực hiện thanh toán khi thực hiện quyền với phương thức thanh toán bằng vật chất), do đó khoản lỗ tối đa luôn được giới hạn và biết chính xác khi nào họ mua sản phẩm. Chính điều này giúp covered warrant được giao dịch như một cổ phiếu trên sàn giao ngay, không đòi hỏi những kỹ thuật giao dịch và thanh toán quá phức tạp. Do tính chất phù hợp với TTCK Việt Nam mà chứng quyền này được UBCKNN đồng ý về chủ trương.

Hiện nay, UBCKNN đang phối hợp với HOSE hoàn thiện Đề án triển khai sản phẩm covered warrant để trình Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, UBCKNN đã thành lập Tổ xây dựng Thông tư hướng dẫn phát hành và giao dịch, tạo dụng hành lang pháp lý cho sản phẩm ra đời.

Covered warrant sẽ góp phần giải quyết bài toán hết room ngoại

HOSE cho rằng covered warrant sẽ góp phần giải quyết bài toán cho cổ phiếu hết room ngoại. Phần lớn covered warrant là thanh toán bằng tiền, trong trường hợp thanh toán bằng chuyển giao cổ phiếu có thể áp dụng quy định thanh toán bằng tiền đối với cổ phiếu hết room. Khác với ETF,cũng là một giải pháp giúp giải quyết bài toán hết room nhưng là cho một rổ cổ phiếu, covered warrant cho phép nhà đầu tư nước ngoài hưởng lợi từ việc thay đổi giá của một cổ phiếu đơn lẻ. Chính vì vậy, khi đưa vào giao dịch sản phẩm covered warrant sẽ giúp giải quyết phần nào bài toán về khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư có tổ chức ngước ngoài.

Bên cạnh đó, phát triển thị trường covered warrant sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động giao dịch song hành (arbitrage), giúp nhà đầu tư có công cụ kiểm soát được rủi ro khi tham gia giao dịch trên sàn cổ phiếu, từ đó giúp hoạt động giao dịch chứng khoán thêm sôi động ngay cả trong tình hình thị trường giảm giá. Đồng thời nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn về hàng hóa đầu tư bởi covered warrant là sản phẩm được thiết kế cho nhà đầu tư cá nhân. Qua đó sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư giao dịch của TTCK Việt Nam với đặc điểm nhà đầu tư cá nhân vốn chiếm tỷ trọng cao (98%). Mặc khác, nhà đầu tư còn có cơ hội thực hiện nhiều chiến lược giao dịch như đầu tư, đầu cơ, phòng vệ vị thế và quản lý danh mục đầu tư.

Cuối cùng, UBCKNN cũng có các kiến nghị cần thực hiện trong năm 2015 để chuẩn bị cho sản phẩm mới này ra đời là đẩy nhanh công tác xây dựng khung pháp lý; phát triển các tổ chức phát hành; phổ biến, đào tạo và tập huấn với nhà đầu tư; phát triển đội ngũ nhân sự.

Mỹ Hà lược ghi

Các tin tức khác

>   Năm 2014: Xử phạt 121 trường hợp với số tiền hơn 10 tỷ đồng (02/02/2015)

>   Thị trường trái phiếu sẽ có thêm Zero coupon bond, Sell buy back và STRIP trong năm nay (02/02/2015)

>   UBCK lấy ý kiến các thành viên thị trường về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 58 (27/01/2015)

>   Dự thảo sửa đổi Thông tư 52: Nóng chuyện bắt buộc công bố thông tin bằng tiếng Anh (27/01/2015)

>   Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nắm trên 51% vốn công ty chứng khoán? (26/01/2015)

>   Đề xuất thêm quyền lực cho Ủy ban Chứng khoán (23/01/2015)

>   Phó TGĐ HOSE: Đã trình Thủ tướng đề án hợp nhất hai Sở lần 2 (09/01/2015)

>   DN 100% vốn Nhà nước là công ty đại chúng từ 01/11/2014 phải giao dịch trên UPCoM trong 90 ngày (07/01/2015)

>   HOSE: Thu hút DN cổ phần hóa là nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 (05/01/2015)

>   Sẽ xử lý các doanh nghiệp chần chừ niêm yết (04/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật