Thứ Sáu, 13/03/2015 15:28

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng hết quý II

Tới thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn đặt hàng sản xuất đến hết quý I năm 2015, thậm chí một số doanh nghiệp lớn có đơn hàng sản xuất đến hết quý II cho sản phẩm hoàn tất.

Tháng 2/2015, do trùng với thời điểm Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp có thời gian nghỉ Tết kéo dài nên sản lượng sản xuất giảm so với tháng trước, tuy nhiên vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ quần áo mặc thường). Cụ thể: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 18,8 triệu m2, giảm 25,1% so với tháng 1/2015, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2014; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 43,1 triệu m2, giảm 28,5% so với tháng 1/2015, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2014; quần áo mặc thường ước đạt 208,6 triệu cái, giảm 23,6% so với tháng 1/2015, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 43,9 triệu m2, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 103,2 triệu m2, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; quần áo mặc thường ước đạt 481,5 triệu cái, tăng 2,6% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc tháng 2 ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ. Tính chung 2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, các thị trường xuất khẩu truyền thống đều tăng trưởng tốt trong năm 2014, như xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ tiếp tục đạt sức tăng trưởng khá với thị phần đạt tới 8,4%. Dự báo xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục đạt tăng trưởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Với thị trường EU, trong năm 2015, nếu FTA Việt Nam - EU được ký kết, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU sẽ duy trì được đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD. Còn tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9%  so với năm 2014.

Theo Bộ Công Thương, để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia sản xuất, đa dạng nguồn cung nguyên liệu, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.

công thương

Các tin tức khác

>   Phê duyệt quy hoạch hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-TPHCM-Mộc Bài (13/03/2015)

>   Việt Nam có thể học hỏi những gì từ đường sắt Nhật Bản? (13/03/2015)

>   ICAEW: Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam cao nhất khu vực (13/03/2015)

>   Việt Nam gặp khó trong phát triển điện hạt nhân (13/03/2015)

>   Chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Khánh Hòa (13/03/2015)

>   Xác định trọng tâm, trọng điểm trong hỗ trợ doanh nghiệp (13/03/2015)

>   Vẫn khai ngành, nghề kinh doanh (13/03/2015)

>   Kinh tế thị trường, nhìn từ việc VPCP “thuê” dịch vụ (12/03/2015)

>   450 triệu USD cải thiện điều kiện sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (12/03/2015)

>   Giá điện sinh hoạt cao nhất lên tới 2.587 đồng/kWh (12/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật