Chủ Nhật, 08/03/2015 16:05

Góc nhìn 09–13/03: Vẫn đang trong trạng thái nhạy cảm

Khối lượng giao dịch gia tăng khá tốt trong tuần qua và duy trì trên mức bình quân 10 phiên thể hiện dòng tiền tham gia thị trường vẫn khá tích cực, đặc biệt có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng vốn nội đang có xu hướng quay trở lại. Dù vậy nhiều chuyên gia cho rằng thị trường vẫn đang ở trong trạng thái nhạy cảm, và chưa thực sự cho thấy xu thế rõ ràng của chỉ số.


 

Rủi ro điều chỉnh sâu đã giảm dần

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường có tuần giao dịch nói chung khá tích cực sau hàng loạt các phiên điều chỉnh tăng giảm xen kẽ trong tuần trước đó. Thanh khoản có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng vốn nội đang có xu hướng quay trở lại tích cực khi lượng giao dịch bình quân toàn thị trường trong tuần này tăng khoảng 30% so với lượng giao dịch bình quân 20 ngày gần nhất, trong đó có nhiều phiên giá trị giao dịch đã đạt mốc gần 3,000 tỷ đồng.

Lạm phát đang được giữ ở mức thấp cùng kỳ vọng về việc mặt bằng lãi suất sẽ sớm tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới, nền kinh tế đang ở trong trạng thái tích cực và việc khối ngoại liên tục mua ròng mạnh mẽ trong 16 phiên liên tiếp trước khi có phiên bán ròng cuối tuần đã tác động tích cực tới tâm lý của khối nội. Rủi ro điều chỉnh sâu do vậy cũng đã giảm dần. Do đó, SHS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỉ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, và có thể xem xét tăng tỉ trọng tại các phiên điều chỉnh của thị trường. Nhóm cổ phiếu mà SHS ưa thích là các mã bluechips và nhóm các mã bất động sản.

Chưa thoát khỏi kênh dao động hẹp

CTCK MB (MBS): Thông tin giá điện sẽ điều chỉnh tăng 7.5% từ 16/3 được chính phủ thông qua chiều 05/03 là thông tin đáng chú ý trong phiên giao dịch 06/03. Tuy nhiên, tin này chỉ tác động đến các công ty sản xuất điện như PPC, TBC, VSH một cách hạn chế. Nhóm cổ phiếu ngân hàng như CTG, BID, EIB, MBB, STB vẫn tiếp tục được hỗ trợ tăng giá vào cuối phiên nhưng không giúp thị trường tăng điểm do các mã lớn khác như VNM, MSN, VIC, GAS, BVH, VCB giảm điểm. Như vậy, sự suy giảm của các cổ phiếu vốn hóa lớn và động thái bán ròng trở lại của khối ngoại là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp.

Về mặt kỹ thuật, có thể thấy thị trường vẫn chưa thoát ra khỏi kênh dao động hẹp sau khi chỉ số tăng điểm đến sát các mốc kháng cự ngắn hạn.Việc các chỉ số giảm điểm 2 phiên gần đây cho thấy áp lực cung gia tăng tại vùng đỉnh vẫn là thử thách đối với thị trường hiện nay, các tín hiệu hiện tại chưa thực sự cho thấy xu thế rõ ràng của các chỉ số. Thị trường vẫn ở trạng thái nhạy cảm và MBS tiếp tục duy trì khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh mục àn toàn ở mức 70% cổ phiếu và 30% tiền mặt.

Vượt 600 điểm trong tuần tới!

CTCK Maritime (MSBS): Mặc dù phiên cuối tuần giảm điểm nhưng nhìn chung cả tuần, chỉ số VN-Index vẫn tăng điểm, hình thành cụm nến tích cực với sự đồng thuận của khối lượng giao dịch. Các tín hiệu kỹ thuật vẫn đang củng cố cho một xu hướng tăng điểm trong thời gian tới và MSBS cho rằng thị trường sẽ vượt 600 điểm trong tuần mới với mặt bằng thanh khoản được cải thiện. Rất nhiều cổ phiếu cơ bản vẫn đang thu hút được dòng tiền và có diễn biến giá tích cực, vậy nên vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là lựa chọn được những cổ phiếu đang xuất hiện điểm mua, tiến hành mua có chọn lọc và nắm giữ. Hạn chế tham gia vào những cổ phiếu đầu cơ.

MSBS vẫn duy trì quan điểm thị trường đang có diễn biến tích cực và tuần mới là tuần tăng điểm. Cụ thể, phiên giao dịch đầu tuần VN-Index có thể rung lắc quanh mốc 590-593 điểm nhưng kết thúc phiên có thể tăng điểm. Khuyến nghị theo dõi một số cổ phiếu như PAC, BMI, CII, VSH, NT2

Xu thế tăng ngắn hạn vẫn được bảo lưu

CTCK Bảo Việt (BVS): Thị trường trải qua tuần giao dịch với diễn biến tăng giảm điểm xen kẽ giữa các phiên. Nhóm cổ phiếu bluechips, ngân hàng và chứng khoán thay nhau dẫn dắt thị trường, tuy nhiên hiệu ứng tăng điểm của nhóm này không được duy trì liền mạch qua các phiên. Tuy nhiên, điểm tích cực là khối lượng giao dịch toàn thị trường có sự cải thiện tương đối mạnh so với trung bình của tuần trước đó (tăng khoảng 30%) cho thấy sự khởi sắc dần của lực cầu.

Hiện xu thế tăng ngắn hạn của thị trường vẫn được bảo lưu. Do vậy, NĐT  có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu tới tỷ trọng khoảng 50%, đồng thời kết hợp trading quay vòng thêm với tỷ trọng khoảng 20-30% để nâng cao hiệu qua cho danh mục tổng thể.

Có thể tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới

CTCK VPBank (VPBS): Sau phiên điều chỉnh ngày 06/03, chỉ số VN-Index hiện vẫn được hỗ trợ bởi ngưỡng 593 điểm và chỉ số HNX-Index cũng được hỗ trợ bởi ngưỡng 86 điểm của đường MA10.

Tuy nhiên diễn biến giằng co của hai sàn trong thời gian gần đây, diễn ra trong bối cảnh thị trường đang đối diện với vùng kháng cự mạnh 600-610 điểm của chỉ số VN-Index và 87 điểm của chỉ số HNX-Index cho thấy áp lực cung vẫn tiếp tục lấn án lực cầu tại khu vực này. Điều đó khiến VPBS lo ngại về khả năng thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới. Vì vậy, VPBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc đưa tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn trong những phiên giao dịch sắp tới.

Gia Nguyên tổng hợp

Các tin tức khác

>   Tiềm năng cổ phiếu ngành Thương mại (09/03/2015)

>   Góc nhìn 06/03: Có nhiều yếu tố ủng hộ (05/03/2015)

>   Góc nhìn 05/03: Vẫn còn động lực để tăng điểm (04/03/2015)

>   Góc nhìn 04/03: Cơ hội vượt kháng cự 600 điểm (03/03/2015)

>   FTSE Vietnam ETF cơ cấu danh mục: Loại OGC, CSM, HSG và không thêm cổ phiếu nào? (03/03/2015)

>   Góc nhìn 03/03: Thị trường điều chỉnh là cơ hội (02/03/2015)

>   Chọn danh mục cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao (02/03/2015)

>   Góc nhìn 02-06/03: Điều chỉnh là cần thiết? (01/03/2015)

>   CTCK MBS: Ngân hàng sẽ “tiếp lửa” cho VN-Index tăng 15% năm 2015 (28/02/2015)

>   Góc nhìn 27/02: Bò chiếm lĩnh thị trường trong ngắn hạn (26/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật