Thứ Năm, 12/02/2015 13:31

Toàn cảnh lãi lỗ doanh nghiệp niêm yết 2014

Hơn 2/3 doanh nghiệp niêm yết đã công bố BCTC quý 4/2014 với gam màu sáng chiếm trên 50%. Đặc biệt nổi lên những cái tên có lợi nhuận tăng trưởng đột biến trên 10 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 10/02/2015, khoảng 425 doanh nghiệp niêm yết, chiếm gần 70% toàn thị trường đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2014. Trong đó chỉ có 10% doanh nghiệp công bố lỗ với con số 2,700 tỷ đồng, còn lại 90% báo lãi, ứng với tổng giá trị lãi tạo ra là 37,700 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận 230/425 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận.

Những đơn vị hàng đầu

Trong các đơn vị đã công bố kết quả kinh doanh, GAS, VNM, PVS tiếp tục là những cái tên quen thuộc dẫn đầu về lãi ròng với hàng ngàn tỷ đồng; riêng GAS chiếm đến 38% tổng lãi toàn thị trường khi ghi nhận 14,300 tỷ đồng lãi ròng công ty mẹ trong năm 2014.

Mặc dù lãi ròng dẫn đầu toàn thị trường nhưng khi so với năm 2013 thì đa phần các doanh nghiệp trong top 10 lại tăng trưởng âm. Giảm nặng nhất phải kể đến HSG với 29% khi chỉ còn đạt 410 tỷ đồng. Giải thích cho việc này, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT cho biết do rào cản từ bảo hộ thương mại của thị trường xuất khẩu chủ lực như Úc, Indonesia, đồng thời tiền tệ ở các thị trường này cũng giảm là nguyên nhân chính yếu. Bên cạnh đó, biến động phức tạp của giá thép nguyên liệu thế giới cũng tác động phần nào.

Cũng phải nhắc lại, kết quả kinh doanh khả quan của HSG, vượt 45% kế hoạch khi đạt 581 tỷ đồng, của niên độ 2013 trước đó có sự đóng góp 50% nhờ hoạt động đầu cơ nguyên liệu đầu vào.

Nhờ đâu lãi gấp chục lần?

Năm 2014, HT1 nổi lên như một ngôi sao sáng với lãi ròng đạt 308 tỷ đồng, tăng gấp bội so với con số 2.5 tỷ đồng năm 2013. Đặc biệt, riêng lãi quý 4 là 217 tỷ đồng, đóng góp đến 70% tổng lãi ròng cả năm. Có thể nói doanh thu tài chính tăng và chi phí lãi vay giảm xuất phát từ yếu tố tỷ giá là nguyên nhân chính yếu giúp HT1 đạt được kết quả đột biến trên trong khi hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ duy trì ở mức bình ổn.

Tương tự HT1, PIV cũng là cái tên cần nhắc đến khi năm vừa qua cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều có bước tăng trưởng rất đột phá. Cụ thể, năm 2014 PIV ghi nhận doanh thu thuần 101.5 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 22 lần và lãi ròng 8 tỷ đồng, tăng 32 lần. Song, tính đến cuối năm 2014 khoản mục phải thu khách hàng của PIV cũng tăng mạnh không kém, từ mức 877 triệu đồng ở thời điểm đầu năm lên 30 tỷ đồng, chiếm đến 91% tổng tài sản. Năm 2014 cũng là năm mà PIV xác định tập trung vào hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa, điều này hoàn toàn có thể giải thích cho những đột biến trên.

Đồng hành cùng việc tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2014, LGC, TSC cũng có kết quả kinh doanh rất khởi sắc so với trước đây. Cụ thể, LGC với việc bị CII thâu tóm và tái cấu trúc trở thành đơn vị chuyên đầu tư trong lĩnh vực cầu đường. Qua đó, nhờ nhận chuyển nhượng các dự án cầu đường từ công ty mẹ CII mà LGC ghi nhận doanh thu tài chính 119 tỷ đồng trong quý 4 kéo theo lãi ròng cả năm đạt 95 tỷ đồng, tăng vọt gấp 23 lần so với năm trước.

Còn TSC cũng với bàn tay “nhào nặn” của FIT mà lãi ròng tăng trưởng gấp 18 lần lên 61 tỷ đồng năm 2014. Soi kỹ hơn hoạt động kinh doanh thì doanh thu thuần của TSC giảm mạnh 33% song giá vốn giảm mạnh hơn nữa với 58% là lý do chính đem lại lợi nhuận khủng. Xét về hoạt động đầu tư, TSC dồn nhiều nguồn lực vào hai đơn vị con là CTCP CBTPXK miền Tây và CTCP Nông dược TSC với gần 100 tỷ đồng. Được biết, thời gian tới TSC sẽ thực hiện nhiều thương vụ M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp để bành trướng quy mô hoạt động.

Ở khía cạnh khác, TSB thì nhờ có nguồn thu nhập khác đột biến 29 tỷ đồng từ bán khách sạn hóa chất Đồ Sơn mà lãi ròng tăng trưởng đến 59 lần và đạt 22 tỷ đồng.

 

Gam màu xám

Đi ngược với số đông, thị trường năm 2014 vẫn còn chứng kiến những trường hợp lãi ròng giảm mạnh mẽ đến trên 80% so với năm trước.

Đứng đầu trong danh sách này, TCS đành “ngậm ngùi” ghi nhận lãi ròng vỏn vẹn 678 triệu đồng, bằng 1% năm 2013. 2014 không phải là năm thuận lợi đối với TCS đặc biệt là 3 quý đầu năm khi lỗ ròng lên đến 202 tỷ đồng, song bước sang quý 4 nhờ giá nhiên liệu (ga doan) giảm từ 21,055 đồng/lít xuống 16,488 đồng/lít mà lãi tăng vọt lên 203 tỷ đồng giúp cả năm thoát lỗ trong gang tấc.

Tương tự FDT cũng có một quý 4 khả quan khi ghi nhận lãi ròng 3.5 tỷ đồng, bù đắp khoản lỗ tạo ra từ các quý trước giúp cả năm có lãi 164 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước thì lãi ròng 2014 đã giảm đến 97%, doanh thu hoạt động chính giảm 20% xuống 585 tỷ đồng là nhân tố chính yếu gây ra kết quả trên.

 

Ở mảng tối nhất của thị trường, AVF, HLA, PXT, RIC, VST, SQC, DCT là những đơn vị lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng.

*Số liệu tính đến ngày 10/02/2015

Trần Việt

Các tin tức khác

>   HMH: Báo cáo tài chính quý 4/2014 (công ty mẹ) (12/02/2015)

>   Bài toán lao động: Cần giải pháp dài hạn (06/03/2016)

>   POT: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. trả cổ tức bằng tiền mặt (12/02/2015)

>   QNC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (12/02/2015)

>   ABI: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. trả cổ tức bằng tiền mặt (12/02/2015)

>   Truy tố nguyên giám đốc công ty cồn rượu Hà Nội - Halico (12/02/2015)

>   Hyosung Việt Nam đầu tư thêm 600 triệu USD mở rộng sản xuất (11/02/2015)

>   HAX: Doanh thu tăng mạnh, nhưng vẫn “cậy nhờ” khoản chiết khấu bán hàng mới có lãi (12/02/2015)

>   NTL: "Nhịn" cổ tức 2014, mạnh tay đề kế hoạch 2015 lãi 120 tỷ (12/02/2015)

>   HCT: Báo cáo tài chính năm 2014 (11/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật