Chủ Nhật, 08/02/2015 16:10

Góc nhìn 09 -13/02: Dấu hỏi về độ vững của thị trường

Cả hai điểm số gia tăng khá tốt vào những phiên giao dịch cuối tuần nhưng lại không nhận được sự đồng thuận từ thanh khoản, đặc biệt là dòng tiền từ nhà đầu tư nội. Tăng điểm trong nghi ngờ khiến không ít các chuyên gia thị trường đặt ra nhiều dấu chấm hỏi về tính bền vững của các chỉ số thời điểm hiện tại.

 

Cơ hội tại các mốc điều chỉnh kỹ thuật của 2 chỉ số

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường có tuần giao dịch đầu tiên chính thức áp dụng Thông tư 36 khá tích cực. Sau phiên điều chỉnh giảm điểm bất ngờ rất mạnh ngày 3/2 mà nguyên nhân vẫn là ẩn số, 3 phiên còn lại của tuần diễn biến giao dịch tốt một cách đáng ngạc nhiên. Nhóm các cổ phiếu trụ thay nhau dẫn dắt đà tăng cùng sự hỗ trợ tích cực từ lực tăng của nhóm các cổ phiếu Bluechips đã giúp sắc xanh được duy trì tới cuối tuần. Thanh khoản tuy vậy giữ ở mức khá thấp. Rất nhiều nhà đầu tư sau khi buộc phải giảm mạnh tỷ trọng cổ phiếu do đà rơi sâu của thị trường trong các phiên đầu tuần đã quyết định đứng ngoài nghỉ tết sớm. Tuy vậy lượng tiền kiên trì ở lại giao dịch khá tích cực giúp thị trường hồi phục tốt từ các vùng hỗ trợ cứng trong ngắn hạn của 2 chỉ số.

SHS tin những diễn biến tích cực này sẽ tiếp tục được duy trì trong tuần tới. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư vẫn kiên trì bám sàn trong tuần cuối cùng trước khi nghỉ tết tiến hành tiếp tục giải ngân, đặc biệt tại các mốc điều chỉnh kỹ thuật của 2 chỉ số.

Sự hồi phục không bền vững

CTCK Maybank KimEng (MBKE): Thị trường được nhìn nhận tiếp tục pha hồi phục sau khi đã giảm mạnh trước đó. Do thanh khoản không đồng thuận, sự hồi phục có thể không thật sự bền vững.

MBKE thiên về hướng khuyến nghị NĐT điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng với tiền mặt (50/50), một mức “vừa phải” để phản ứng với kỳ nghỉ lễ kéo dài đang đến gần. 

Tiếp cận tới vùng kháng cự mạnh

CTCK MB (MBS): Điểm đáng chú ý là mặc dù các chỉ số tăng điểm khá trở lại, tuy nhiên thanh khoản chung vẫn suy giảm dần, đây là hệ quả của việc dòng tiền thị trường hiện nay đã bị hạn chế đáng kể, MBS cũng nhận thấy hiện tượng tiết cung trên diện rộng và lực cầu có sự tập trung vào nhóm nhỏ các cổ phiếu có ảnh hưởng tới thị trường như nhóm ngân hàng, nhóm bluechip và một số cổ phiếu đầu tư tăng giá riêng lẻ. Thực tế này khiến thị trường vẫn có thể tăng điểm khá trong khi sức cầu là hạn chế, tuy nhiên mặt trái của hiện tượng này tạo ra cảm giác không bền vững trong trạng thái hồi phục của thị trường.

Một điểm chung là các chỉ số đang dần tiếp cận tới các vùng kháng cự mạnh và dầy liên tiếp, đây có thể là vùng cản mạnh của các chỉ số trong tuần tới, do đó MBS khuyến nghị NĐT có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét tận dụng nhịp hồi phục này để giảm dần tỷ trọng danh mục về vùng an toàn 30% cổ phiếu và 70% tiền mặt.

Xu thế tăng ngắn hạn tạm thời chấm dứt

CTCK Bảo Việt (BVS): Sự hồi phục trở lại của cổ phiếu ngân hàng về cuối tuần đã phần nào giúp tâm lý NĐT ổn định hơn. Tuy vậy, về mặt kỹ thuật, xu thế tăng ngắn hạn của thị trường đã tạm thời chấm dứt.

NĐT được khuyến nghị tranh thủ các phiên thị trường tăng điểm để bán bớt cổ phiếu, giảm tỷ trọng về mức an toàn (dưới 50%). Các quyết định mua thêm nhằm quay vòng danh mục chỉ áp dụng với NĐT hiện có tỷ trọng thấp và cần tuân thủ nguyên tắc bàn ra trong các phiên thị trường hồi phục. Đối với danh mục trung hạn, NĐT vẫn có thể xem xét tích lũy cổ phiếu nhưng chỉ với tỷ trọng vừa phải và áp dụng đối với mã có cơ bản thật sự tốt.

Kém tích cực!

CTCK Rồng Việt (VDS): Giao dịch trên thị trường tuần qua nhìn chung khá dè dặt do NĐT vẫn có tâm lý ngại giải ngân để quan sát, đặc biệt là sau khi Thông tư 36 bắt đầu có hiệu lực vào đầu tuần. Trạng thái “chờ đợi” từ phần đông NĐT cũng là nguyên nhân khiến thanh khoản trên hai sàn sụt giảm mạnh gần 1/3 so với tuần giao dịch trước.

Về diễn biến ở khối ngoại, tình trạng bán ròng các cổ phiếu trong rổ VN30 vẫn tiếp diễn trong tuần này tập trung ở các mã như HPG, CSM, KDCHAG. Ngược lại, VDS cũng quan sát thấy VCB, BVH, DRCDPM tiếp tục được NĐTNN mua ròng trong hai tuần liên tiếp. Chuyên viên thị trường của VDS cho biết mặc dù thanh khoản toàn thị trường sụt giảm đáng kể, tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch khối ngoại vẫn giữ ở mức gần 1,700 tỷ/tuần. Điều này cho thấy trong khi hoạt động mua bán khối ngoại vẫn diễn ra bình thường, thì sự tham gia của dòng tiền từ NĐT nội trong giai đoạn cận Tết này là khá hạn chế.

Thị trường tiếp tục có phiên hồi phục ở ngày giao dịch cuối tuần, tuy nhiên khối lượng sụt giảm mạnh khi VN-Index và HNX-Index tiếp cận lên các mức kháng cự 570-580 và 85 điểm là yếu tố kém tích cực đối với sự hồi phục bền vững của hai chỉ số ở các phiên kế tiếp, NĐT tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở an toàn và chờ theo dõi thêm diễn biến thị trường.

Khó có sự khởi sắc rõ nét

CTCK KIS Việt Nam (KIS): Dù thị trường đang lấy lại trạng thái ổn định sau những sự cố vừa qua, KIS nhận thấy nền tảng thị trường đang yếu đi rõ nét sau khi dòng tiền vẫn lựa chọn đứng ngoài thị trường. Thanh khoản phiên 06/02 ghi nhận mức thấp nhất trong nhiều tuần qua và giảm sâu xuống ngưỡng trung bình 20 ngày. Việc thiếu thông tin hỗ trợ rõ ràng từ vĩ mô trong khi kì nghỉ Tết âm lịch ngày một đến gần đang là lý do khiến dòng tiền liên tục thu hẹp trong thời gian vừa qua. Theo đó, tình trạng phân hóa giữa các nhóm ngành đang là điểm nhấn của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, triển vọng thị trường từ này đến kì nghỉ Tết âm lịch sẽ khó có sự khởi sắc rõ nét ngoại trừ xuất hiện các nhân tố hỗ trợ mới. Việc tìm kiếm cơ hội lợi nhuận ngắn hạn vào thời điểm này đang trở nên khó khăn hơn và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. NĐT nên thận trọng trong các hoạt động mua ở các bước giá cao.

Gia Nguyên tổng hợp

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 06/02: Tín hiệu phục hồi nhẹ (05/02/2015)

>   Góc nhìn 05/02: Tín hiệu bán vẫn còn? (04/02/2015)

>   Góc nhìn 04/02: Xu thế giảm ngắn hạn (03/02/2015)

>   Đà giảm vẫn còn, chưa nên bắt đáy? (03/02/2015)

>   Ông Phạm Anh Tú (MBS): TTCK có thể đạt vùng đỉnh 750-800 điểm vào quý 4/2015 (03/02/2015)

>   Góc nhìn 03/02: Động lực tăng điểm giảm dần (02/02/2015)

>   "Vợt" cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt (02/02/2015)

>   Góc nhìn 02 – 06/02: Khó vượt mốc 580? (01/02/2015)

>   VN-Index sẽ lên những cột mốc mới trước Tết Nguyên Đán (02/02/2015)

>   Góc nhìn 30/01: Phân hóa (29/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật