Thứ Bảy, 03/01/2015 15:44

Kỷ nguyên mới cho hợp tác Việt - Hàn

Với việc tuyên bố chính thức của hai bên về kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và dự kiến ký vào đầu năm 2015, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước được dự đoán sẽ có những bước phát triển vượt bậc về cả chất và lượng.

Doosan - doanh nghiệp Hàn Quốc có uy tín tại thị trường Việt Nam Ảnh: Trang Tịnh

Chuyển biến mạnh mẽ

FTA Việt Nam - Hàn Quốc là hiệp định thương mại tự do chất lượng cao, toàn diện bao quát cả thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, trong đó Việt Nam và Hàn Quốc thống nhất mở cửa thị trường hàng hóa với mức độ rất lớn từ 90 - 97% kim ngạch xuất khẩu. Hơn thế nữa, quan hệ thương mại giữa hai bên có tính bổ sung cho nhau. Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng mà Việt Nam chưa sản xuất được và rất cần cho nền kinh tế Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Hàn Quốc những mặt hàng thị trường nước này có nhu cầu. Như vậy có thể tin tưởng rằng mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều lên 70 tỷ USD vào năm 2020 sẽ “nằm trong tầm tay”.

Phát biểu tại cuộc họp báo tuyên bố kết thúc đàm phán FTA mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhấn mạnh: “VKFTA sẽ trở thành nền móng quan trọng mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia vốn nghiêng về lĩnh vực sản xuất chế tạo sang nhiều lĩnh vực đa dạng hơn. Vì FTA không chỉ bao gồm các sản phẩm mà bao quát toàn diện nền kinh tế hai nước như dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử…”.

Theo ông Lee Kyuseon - Tổng giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội (KOTRA Hà Nội) - với việc hai nước kết thúc đàm phán và chuẩn bị ký kết và thực hiện FTA song phương, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch hai nước sẽ có bước phát triển vượt bậc với khả năng sẽ có một một “cuộc đổ bộ” lớn về đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 11/2014, trao đổi thương mại song phương đã đạt 26,54 tỷ USD. Về đầu tư, lũy kế đến hết tháng 10/2014, Hàn Quốc đã có 4.020 dự án đầu tư mới vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 33,4 tỷ USD và xếp thứ 2/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

“Cơ hội vàng” cho hàng Việt tiếp cận thị trường Hàn Quốc

Ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) - cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc đều đưa ra cam kết rất toàn diện, từ cam kết về thương mại hàng hóa tới các biện pháp thuận lợi hóa hải quan, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật trong thương mại...

Với việc ký kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA), lần đầu tiên Hàn Quốc mở cửa thị trường với những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như tỏi, gừng, mật ong, tôm... Đây sẽ là cơ hội cho hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Hàn Quốc, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.

Một số mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như hàng nông - thủy sản (tôm, cá, hoa quả nhiệt đới), dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí... sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Hàn Quốc hơn so với hiện tại. Trong đó, Hàn Quốc sẽ tự do hóa tới 96,48% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tự do hóa 92,75% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Theo đó, chắc chắn hàng Việt Nam sẽ có lợi thế lớn khi mức thuế áp dụng cho sản phẩm từ Việt Nam thấp hơn đáng kể so với các nước ASEAN khác chưa ký kết được FTA. Tất nhiên, việc có tận dụng được cơ hội hay không còn phụ thuộc ở sự chuẩn bị và cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Hường

công thương

Các tin tức khác

>   Xúc tiến thương mại năm 2014: Sôi động và ấn tượng (03/01/2015)

>   Đông Nam bộ: Duy trì vị trí dẫn đầu thu hút đầu tư (03/01/2015)

>   Nỗi lo nhập siêu (03/01/2015)

>   Phát triển công nghệ hỗ trợ tại Việt Nam và câu chuyện "thóc vàng" (03/01/2015)

>   Sự cố ngành hàng không tăng cao: Nhìn thẳng vào thực tế yếu kém (03/01/2015)

>   Cơ cấu lại thị trường XK gạo, thủy sản  (03/01/2015)

>   “Chết ngộp” với hàng Trung Quốc (03/01/2015)

>   Cần một cái lắc đầu dứt khoát (03/01/2015)

>   Nhiều thuốc nội chất lượng như thuốc ngoại (03/01/2015)

>   Vì sao hàng xuất khẩu VN vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp? (03/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật