Thứ Bảy, 03/01/2015 14:36

Nỗi lo nhập siêu

Bước sang năm mới 2015, mối lo nhập siêu từ “đại công xưởng” Trung Quốc sát nách nước ta lại càng gia tăng khi Việt Nam phải giảm thuế hàng ngàn mặt hàng để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

ACFTA được ký kết từ năm 2002 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 với Trung Quốc cùng 6 thành viên cũ của ASEAN, gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Với các thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 nhằm tiến tới thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Khu vực mậu dịch tự do này được xem là lớn nhất thế giới vào năm 2018 với hơn 1,8 tỉ người. Dù phải mở cửa thị trường sau 5 năm song những quốc gia như Việt Nam đã được hưởng “thu hoạch sớm” khi hàng hóa vào Trung Quốc vẫn được hưởng ngay mức thuế suất ưu đãi như 6 thành viên ASEAN cũ từ đầu năm 2010.

Tuy nhiên, mùa “thu hoạch sớm” ACFTA lại chẳng cho chúng ta hoa thơm trái ngọt như trông đợi. Không phủ nhận việc được hưởng thuế suất ưu đãi sớm hơn nên hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc đã gia tăng khá nhanh. Thế nhưng, hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng một thì hàng hóa Trung Quốc sang nước ta tăng gấp đôi. Đáng lo ngại hơn nữa, Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu thô với giá rẻ và lãng phí, trong khi nhập về nguyên liệu, linh kiện với giá cao hơn.

Số liệu thống kê cho thấy nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc tăng với tốc độ đều đặn khoảng 10%-15%/năm, bất chấp các nỗ lực cải thiện từ phía Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc của nước ta từ chỗ có thặng dư nhỏ ở thời điểm năm 2000 (với 135 triệu USD) đã tới mức thâm hụt nặng nề năm 2013 (với 23,7 tỉ USD), trong 10 tháng đầu năm 2014 là 23,1 tỉ USD và dự báo sẽ lên tới mức kỷ lục 27 tỉ USD trong cả năm.

Vì thế, khi phải mở cửa hơn nữa thị trường theo ACFTA từ năm 2015 này, việc giảm thuế hàng ngàn mặt hàng, trong đó đưa số dòng thuế bằng 0% lên mức hơn 84% tổng biểu thuế..., thì mối lo nhập siêu từ Trung Quốc càng gia tăng gấp bội. Nhiều năm nay, việc giải bài toán nhập siêu quá lớn từ “đại công xưởng” láng giềng không dễ do cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp. Song, có những điều có thể cải thiện được nhưng không hiểu sao vẫn không thực hiện, thậm chí còn để “bệnh tình” nặng thêm. Ví như việc để cho Trung Quốc làm tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) đã buộc chúng ta phải nhập máy móc, thiết bị của họ nhưng Trung Quốc vẫn được thầu hàng loạt dự án điện, khoáng sản lớn...

Sau một thời gian tổng kim ngạch thương mại xuất siêu ấn tượng thì bóng ma nhập siêu lại lăm le quay lại với kinh tế Việt Nam từ năm 2015. Không chạy chữa gốc rễ nhập siêu Trung Quốc, “căn bệnh” nhập siêu tái phát có thể khiến chúng ta lại phải mệt mỏi với ổn định kinh tế vĩ mô.

Phan Đăng

người lao động

 

Các tin tức khác

>   Phát triển công nghệ hỗ trợ tại Việt Nam và câu chuyện "thóc vàng" (03/01/2015)

>   Sự cố ngành hàng không tăng cao: Nhìn thẳng vào thực tế yếu kém (03/01/2015)

>   Cơ cấu lại thị trường XK gạo, thủy sản  (03/01/2015)

>   “Chết ngộp” với hàng Trung Quốc (03/01/2015)

>   Cần một cái lắc đầu dứt khoát (03/01/2015)

>   Nhiều thuốc nội chất lượng như thuốc ngoại (03/01/2015)

>   Vì sao hàng xuất khẩu VN vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp? (03/01/2015)

>   Khoan sức dân trong 2015 (03/01/2015)

>   Chính sách ‘thoáng’ nhất chờ đón 2015 (03/01/2015)

>   Các cảng biển lớn TP Hồ Chí Minh vượt chỉ tiêu kế hoạch 2014 (02/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật