Thứ Bảy, 31/01/2015 10:04

CPI giảm: Người tiêu dùng mừng, doanh nghiệp lo

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 giảm và cũng là tháng thứ ba liên tiếp giảm, đồng thời là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Thông tin này đến không quá bất ngờ, nhưng cũng là điều không mong muốn đối với cấp quản lý và một số doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh cận Tết Nguyên đán Ất Mùi. Dường như chỉ người tiêu dùng (NTD) là tạm yên tâm.

* CPI giảm: Lạ mà không lạ!

Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ những năm trước - Nguồn: Tổng cục Thống kê - Đồ họa: V.Cường - Ảnh: Hữu Khoa

Cụ thể, CPI cả nước tháng 1 đã giảm 0,2% so với tháng trước, trái ngược hẳn thông lệ tăng rõ rệt vào thời điểm "nhạy cảm" cuối năm. Tại một số đô thị lớn, có sức mua cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức giao dịch hàng hóa toàn quốc như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng tương tự khi giảm lần lượt là 0,17% và 0,48%. Trong khi đó, thực tế hoạt động thương mại ở nhiều địa phương khác cũng không sôi động hơn.

Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI không thể "ngóc đầu" chính là do giá xăng dầu (yếu tố quan trọng và có tính quyết định lớn nhất đối với CPI) trong nước được điều chỉnh giảm liên tục và khá sâu trong thời gian qua, kéo theo sự giảm giá của hầu hết nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính CPI hằng tháng. Song yếu tố sức mua trong nước mới là nguyên nhân nội tại, ảnh hưởng đến thực trạng CPI "còi cọc" nói trên. Thực tế đời sống và thu nhập của đại bộ phận người lao động hầu như không được cải thiện trong cả năm 2014 vừa qua, nếu không kể cả năm trước. Không ít DN rơi vào cảnh đình đốn, thậm chí là giải thể nên không thể duy trì mức tiền công cho công nhân; nhiều trường hợp người lao động bị cắt giảm thu nhập. Những hệ lụy từ sự đóng băng đối với thị trường bất động sản cũng là một nguyên nhân khiến không ít đơn vị, DN rơi vào cảnh "bất động", gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng loạt DN thuộc các lĩnh vực liên quan như vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, nước, nội thất… Do thu nhập có hạn, nhiều hộ gia đình đã đối phó bằng cách giảm xuống mức thấp nhất chi tiêu.

Nhìn từ thị trường, mặc dù chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là dịp đón Tết, nhưng các siêu thị, trung tâm thương mại nhìn chung vẫn chịu cảnh thưa khách; trong khi mỗi đơn vị này đều đồng loạt công bố khuyến mãi, giảm giá "đậm". Đương nhiên, "sướng" nhất vẫn là NTD, tha hồ lựa chọn chủng loại và xuất xứ hàng hóa với điều kiện duy nhất là nếu có tiền. Nhìn từ phía DN, rõ ràng sản phẩm chậm được tiêu thụ đang là nỗi sốt ruột vì dịp Tết thường chiếm 30% tổng doanh thu của một năm kế hoạch. Khối DN thuộc lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến lo ngại nhiều hơn cả, bởi lượng hàng sản xuất ra rất lớn, lại nhằm mục tiêu bung ra tiêu thụ trong vòng nửa tháng (từ rằm tháng Chạp đến chiều 30 Tết âm lịch).

Hồng Sơn

hà nội mới

Các tin tức khác

>   Kiểm soát mức lạm phát ở mức 5% (31/01/2015)

>   TS Lê Xuân Nghĩa: Giá dầu giảm là gói kích thích “trời cho” (30/01/2015)

>   Chọn kịch bản giá dầu thấp nhất 40 USD/thùng để ứng phó (30/01/2015)

>   Thị trường Tết ở Hà Nội: Hàng hết hạn nhiều, thực phẩm bẩn tràn lan (29/01/2015)

>   Standard Chartered dự báo Việt Nam tăng trưởng 6% nhờ tái cấu trúc (29/01/2015)

>   CPI giảm: Lạ mà không lạ! (28/01/2015)

>   Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài đầu 2015 đạt 392 triệu USD (28/01/2015)

>   Gần 1,000 doanh nghiệp hoàn tất giải thể, chấm dứt kinh doanh trong tháng 01/2015 (28/01/2015)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 giảm 2.8% so với tháng trước (28/01/2015)

>   Kinh tế năm 2015: Sẽ có nhiều sóng ngầm (28/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật