Thứ Bảy, 31/01/2015 09:45

Kiểm soát mức lạm phát ở mức 5%

Chiều ngày 30/1, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 1/2015. Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã thông báo nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2015 với nhiều vấn đề lớn, được dư luận quan tâm.

* Lạm phát 2014 - 2015 bao nhiêu là “vừa”?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên (giữa) chủ trì họp báo.

Theo đánh giá của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả khả quan. Cụ thể: Sản xuất công nghiệp tăng cao; khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển. Xuất khẩu tăng khá, ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tiến độ thu NSNN ước đạt 9,8% dự toán năm, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn FDI ước đạt 505 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi ước đạt 120 triệu USD, tăng 10%...

Đáng chú ý, trước những lo ngại về việc CPI tháng 1/2015 tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp, Chính phủ thống nhất nhận định: Đây không phải là dấu hiệu của sự giảm phát bởi nguyên nhân chủ yếu do giá xăng, dầu, giá gas trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh theo giá thế giới.

Liên quan đến việc giá dầu thô giảm mạnh kéo theo giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm (xuống 44,41 USD/thùng vào ngày 29/1/2015), có thể tác động đến nền kinh tế nước ta trong năm 2015, theo đánh giá của nhiều thành viên Chính phủ, giá dầu giảm có thể ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trên cơ sở tính toán, sản lượng khai thác dầu thô sẽ không giảm so với kế hoạch. Theo Bộ Tài chính, tác động của dầu thô tới nền kinh tế nước ta là tác động hai chiều, có cả khó khăn và thuận lợi, trong đó, mặt thuận lợi là nhiều hơn.

Bên cạnh đó, dù đạt được một số kết quả khả quan trong tháng đầu năm, nhưng thời gian tới, nền kinh tế nước ta còn đối diện nhiều thách thức: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn; ngành dầu khí và thu ngân sách có thể chịu ảnh hưởng do giá dầu thô thế giới giảm mạnh; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp…

Trước thực tế này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; kiên định và bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua, nhất là các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát và cân đối ngân sách nhà nước. “Kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng 6,2%, không để đảo lộn cân đối ngân sách, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 5%” - Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra cho năm 2015. Lưu ý phải tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, tiếp cận điện...

Cùng với đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động mọi nguồn lực, khuyến khích đầu tư xã hội, góp phần tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Về giá cả, thị trường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý thị trường; phòng chống buôn lậu, phát hiện và xử lý nghiêm buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả. Kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung - cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là trong các dịp lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đặc biệt, kiên định thực hiện giá thị trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, điện, than; bảo đảm giá xăng dầu trong nước ở mức phù hợp trong tương quan với giá xăng dầu ở các nước trong khu vực để ngăn ngừa buôn lậu xăng dầu, đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ chống buôn lậu.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc vừa qua có đề xuất của Bộ Công Thương lập kho tạm trữ 1,5 triệu tấn dầu. Nếu đúng thì nguồn tiền dự kiến từ đâu, phương án xử lý với rủi ro thế nào? Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm với nền kinh tế nói chung cũng như đời sống người dân Việt Nam. Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ đảm bảo cung ứng và an ninh năng lượng, trong đó có mặt hàng về xăng dầu. Hiện nay, điều hành xăng dầu theo Nghị định 83 của Chính phủ, bước đầu đưa mặt hàng xăng dầu vận hành theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Có thể khẳng định: Nghị định 83 có hiệu lực, giá xăng dầu bước đầu đã vận hành theo thị trường. Việc dự trữ nằm trong kế hoạch của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải có kế hoạch kinh doanh của mình.

Nguyễn Hải

công thương

Các tin tức khác

>   TS Lê Xuân Nghĩa: Giá dầu giảm là gói kích thích “trời cho” (30/01/2015)

>   Chọn kịch bản giá dầu thấp nhất 40 USD/thùng để ứng phó (30/01/2015)

>   Thị trường Tết ở Hà Nội: Hàng hết hạn nhiều, thực phẩm bẩn tràn lan (29/01/2015)

>   Standard Chartered dự báo Việt Nam tăng trưởng 6% nhờ tái cấu trúc (29/01/2015)

>   CPI giảm: Lạ mà không lạ! (28/01/2015)

>   Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài đầu 2015 đạt 392 triệu USD (28/01/2015)

>   Gần 1,000 doanh nghiệp hoàn tất giải thể, chấm dứt kinh doanh trong tháng 01/2015 (28/01/2015)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 giảm 2.8% so với tháng trước (28/01/2015)

>   Kinh tế năm 2015: Sẽ có nhiều sóng ngầm (28/01/2015)

>   Việt Nam-Hoa Kỳ cam kết hoàn thành đàm phán TPP trong 2015 (27/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật