Thứ Tư, 28/01/2015 10:22

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 giảm 2.8% so với tháng trước

Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 ước tính giảm 2.8% so với tháng trước, tăng cao ở mức 17.5% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 ước tính giảm 2.8% so tháng trước, tăng cao ở mức 17.5% so với cùng kỳ năm trước do thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2014 tập trung vào tháng 1. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3.8 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo tăng khá cao ở mức 19.4%, đóng góp 12 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 20.9%, đóng góp 1.2 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Sản xuất xe có động cơ tăng 57.6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 46.4%; dệt tăng 33.8%; sản xuất kim loại tăng 31.3%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1 năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ bao gồm: Điện thoại di động tăng 91.1%; ti vi tăng 88.7%; sắt thép thô tăng 71%; ô tô tăng 69.6%; điện sản xuất tăng 24.5%, sữa tươi tăng 21.9%. Riêng đường kính giảm 4.7%; khí hóa lỏng giảm 10.9%; sữa bột giảm 18%.

Về vùng địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 so với cùng kỳ năm trước của một số nơi như Thái Nguyên tăng 523% (do nhà máy Samsung Electronic Thái Nguyên mở rộng quy mô sản xuất); Quảng Nam tăng 46%; Bình Dương tăng 19%; Hà Nội tăng 15.3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9.2%; Bắc Ninh giảm 29%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2014 tăng 5.4% so với tháng trước và tăng 10.8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2014, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11% so với năm 2013.

Tại thời điểm 01/01/2015, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9.6% so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm như: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1.6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 0.3%; sản xuất thiết bị điện giảm 13.6%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung gồm: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 100%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 74%; sản xuất đồ uống tăng 59%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 38%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 12 tháng năm 2014 là 73.8%, trong đó sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng cao nhất 151%.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/01/2015 tăng 0.5% so với tháng trước; tăng 7% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0.5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 3.8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 11.1%.

Anh Đức

Các tin tức khác

>   Kinh tế năm 2015: Sẽ có nhiều sóng ngầm (28/01/2015)

>   Việt Nam-Hoa Kỳ cam kết hoàn thành đàm phán TPP trong 2015 (27/01/2015)

>   Tháng Một, CPI giảm 0,2% do giá xăng dầu tiếp tục đi xuống (24/01/2015)

>   Thủ tướng chủ trì họp điều hành kinh tế vĩ mô (23/01/2015)

>   Ba kịch bản ứng phó giá dầu giảm (22/01/2015)

>   TS Trần Du lịch: Ba yếu tố chính đưa kinh tế và doanh nghiệp phát triển (22/01/2015)

>   TS Võ Trí Thành: “Lạc quan về kinh tế Việt Nam 2015 mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro” (22/01/2015)

>   Thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 giảm 0,48% (22/01/2015)

>   CPI Hà Nội tháng 1/2015 giảm 0.17% so với tháng trước (21/01/2015)

>   Hà Nội: Hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, giá cả sẽ không biến động lớn (21/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật