Thứ Tư, 24/12/2014 16:32

Vụ Huyền Như: ACB đòi tách giải quyết hậu quả bằng vụ án khác

Chiều ngày 24-12, phiên tranh luận phúc thẩm vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản 4.000 tỷ tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

Bào chữa cho ACB, luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho là cấp sơ thẩm đã xác định sai tư cách tham gia tố tụng của ACB. ACB không phải là nguyên đơn dân sự trong vụ án "siêu lừa" này. Vì từ trước đến nay ACB không có đơn yêu cầu Huyền Như bồi thường số tiền chiếm đoạt.

Trong thực tế, 19 nhân viên của ACB đã có những vụ kiện dân sự đòi VietinBank trả tiền tại TAND quận 3, Nhà Bè.... Từ đó, luật sư đưa ra đề nghị xác định lại chính xác tư cách tham gia tố tụng các bên. Cụ thể VietinBank là nguyên đơn dân sự, nhân viên ACB là nguyên đơn dân sự trong án dân sự, là người bị hại trong vụ án hình sự, ACB là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong án dân sự lẫn hình sự.

Bị cáo Huyền Như và các đồng phạm trong phiên xử phúc thẩm. Ảnh: Hoàng Yến

Với những rắc rối về dân sự, luật sư đề nghị  tách phần dân sự giải quyết riêng bằng một vụ án khác để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên ACB, ngân hàng ACB và không làm rối việc xem xét định tội danh của Huyền Như trong vụ án này.

Nhấn mạnh về phần tố tụng, luật sư cho rằng phiên xử sơ thẩm có nhiều vi phạm như chưa triệu tập đầy đủ các cá nhân, tổ chức làm rõ đồng tiền bị chiếm đoạt trong vụ án đi đâu. Cụ thể, liên quan đến phần tiền ACB gửi vào VietinBank bị Huyền NHư chuyển đi trả cho 29 cá nhân, tổ chức nhưng tại phiên sơ thẩm chỉ làm rõ 10 người.

Tiếp đó, nhiều chứng cứ trong hồ sơ chưa được đối chất làm rõ tại phiên sơ thẩm. Việc xét hỏi VietinBank tại phiên toà rất lạ là HĐXX gom lại câu hỏi trong 2 ngày của các luật sư để đại diện VietinBank trả lời trong vòng 15 phút. Một điều đặc biệt nữa là cơ quan công tố cấp sơ thẩm hoàn toàn không tham gia xét hỏi tại phiên xử.

Về mặt nội dung, luật sư ACB cho rằng trường hợp năm công ty gửi tiền vào VietinBank bị Như chiếm đoạt thì hoàn toàn không khác gì về hành vi, bản chất đối với trường hợp ACB. Nhưng công tố trong phần luận tội cho là Như tham ô tiền của năm công ty này tại VietinBank và ngân hàng này có trách nhiệm bồi thường cho khách còn với ACB là Như là lừa đảo, VietinBank không có trách nhiệm và việc gửi tiền của ACB vào đây có lỗi là không phù hợp.

Theo luật sư này, tiền của 17 nhân viên ACB vẫn nằm trong tài khoản thật tại VietinBank và tài khoản này vẫn tồn tại đến ngày nay. Luật sư dẫn chứng một tài khoản vẫn được VietinBank thông báo số dư tài khoản vào năm 2014. Và cách chuyển tiền của các nhân viên này vào tài khoản tại VietinBank cũng giống như năm công ty kia.

Hai nhân viên khác của ACB bị Như chiếm đoạt 50 tỷ thì tài khoản của họ chỉ đánh tráo duy nhất chữ ký trong khi các thông số còn lại vẫn đảm bảo. VietinBank vẫn có thể kiểm soát được tiền trong các tài khoản này, tiền sẽ không bị lấy đi bằng lệnh chi giả nếu công tác kiểm soát VietinBank tốt hơn.

Cùng với đó, luật sư cũng cho rằng tiền trong tài khoản bị mất là do lỗi quản lý, quản trị rủi ro của VietinBank, không phải lỗi cá nhân khách hành. Vì vậy VietinBank có trách nhiệm chia sẻ trách nhiệm trong trường hợp này.

Một luật sư của ACB cũng khẳng định nguồn gốc tiền gửi đúng hay sai cũng không làm thay đổi trách nhiệm của VietinBank trong việc tiền ACB bị lấy mất...

Phiên toà vẫn đang tiếp tục.

Hoàng Yến

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Thống đốc: Sẽ giữ biên độ điều chỉnh tỷ giá 2% vào năm 2015 (24/12/2014)

>   Vụ Huyền Như: Đề nghị làm rõ số tiền nặng lãi là 734 hay 414 tỷ đồng? (24/12/2014)

>   Giảm lãi suất cho vay các dự án thuộc chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp (24/12/2014)

>   Năm 2014: Đã xử lý được 4.000 tỷ đồng nợ xấu (23/12/2014)

>   "Nếu có điều kiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ trần lãi suất" (23/12/2014)

>   Nới tăng trưởng tín dụng lên 15% trong 2015 (23/12/2014)

>   Không xem xét kháng cáo đòi biệt thự của mẹ Huyền Như (23/12/2014)

>   Tăng trưởng tín dụng đến 19/12 đạt 11.8% (23/12/2014)

>   Một cán bộ MTTQ lừa đảo hơn 17 tỉ đồng (23/12/2014)

>   Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng năm 2014 đạt hơn 15% (23/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật