Thứ Năm, 04/12/2014 15:47

Hệ thống tài chính đang kém hiệu quả

Phần đánh giá hệ thống tài chính chiếm một nửa độ dài của Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, được WB công bố hôm 3/12, cho thấy sự biến đổi và hiệu quả hoạt động khu vực tài chính đang được các tổ chức tài chính quốc tế quan tâm.

Những quan ngại

Điểm lại diễn biến kinh tế Việt Nam, ông Sandeep Mahajan – Kinh tế trưởng WB nhấn mạnh: “Những diễn biến kinh tế vĩ mô tích cực đã góp phần cải thiện mức xếp hạng rủi ro tín dụng quốc gia của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế với mức lãi suất rất hợp lý – 4,8%”.

Tăng trưởng tốt khi có khối kinh tế tư nhân trong nước phát triển chứ không phải dựa vào DN FDI

Ông cũng cho biết, theo khảo sát của WB, các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã thể hiện niềm tin khả quan cho tương lai trước dấu hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam.  Nhiều DN FDI đã nói về khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng đầu tư ở Việt Nam.

Tuy đưa ra viễn cảnh như trên, nhưng báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế khiến kinh tế Việt Nam khó có mức tăng trưởng cao hơn. Đó là khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn rất khó khăn. Bà Victoria Kwakwa thì khẳng định: “Kinh nghiệm các nước cho thấy chỉ có thể tăng trưởng tốt khi có khối kinh tế tư nhân trong nước phát triển tốt, chứ không phải dựa vào DN FDI”.

Quan ngại tiếp theo là nợ công. Cho dù rủi ro nợ công vẫn ở mức thấp theo phân tích bền vững nợ của WB, nhưng tốc độ gia tăng khá nhanh của tổng nợ công trong vài năm gần đây đang trở thành vấn đề gây nhiều quan ngại.

Một quan ngại khác là năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Cho dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải thiện, Nghị quyết 19/NQ-CP về nâng cao năng lực cạnh tranh được ban hành và các ngành các cấp đã và đang thực hiện, tuy nỗ lực đã thể hiện rõ nhưng vẫn là sự cải thiện chậm hơn các quốc gia khác và vẫn còn khoảng cách giữa quyết tâm ở cấp trung ương đến việc thực thi ở cấp ngành và địa phương.

Hệ thống tài chính – quy mô lớn hiệu quả kém

Hiệu quả của khu vực tài chính được WB coi là quan ngại thứ tư của Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm động lực cho tăng trưởng bền vững. Vì thế, phần II báo cáo của WB chuyên sâu đánh giá về khu vực tài chính Việt Nam. Theo WB, hoạt động hệ thống tài chính hiệu quả kém do một loạt phức hợp các vấn đề về thể chế và quy định pháp lý.

Báo cáo cũng chỉ ra một số biểu hiện cụ thể như: các cơ quan chức năng trung ương và địa phương can thiệp vào các quyết định về đầu tư và tín dụng của các DNNN; cơ cấu quản trị và năng lực quản trị rủi ro của các DN, NHTM chưa theo kịp yêu cầu; cơ sở hạ tầng tài chính với những bất cập về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính còn yếu kém, việc quản lý và giám sát đối với khu vực tài chính còn nhiều lỗ hổng.

So với các nước có thu nhập trung bình thấp thì hệ thống tài chính của Việt Nam là lớn, với tổng tài sản lên đến 200% GDP (năm 2011). Nhưng quy mô của các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường chứng khoán nhỏ. Số lượng các công ty niêm yết tăng đáng kể do thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN, nhưng giá trị vốn hóa thấp (20% GDP) và quy mô các công ty niêm yết cũng khá nhỏ. Bên cạnh đó, 90% thị trường trái phiếu là TPCP, mặc dù mới chỉ chiếm tỷ trọng 15% GDP. Quỹ hưu trí chưa nhiều và vẫn còn không ít đối tượng chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Mong muốn kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ có thể trở thành hiện thực khi có tiến bộ thực sự trong việc giải quyết những bất cập đang gây trở ngại tới hiệu quả và năng suất của nền kinh tế. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải cách và hoàn thiện môi trường kinh doanh là mấu chốt để đưa nền kinh tế vươn tới quỹ đạo tăng trưởng mới”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định.

Linh Ly

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   TS Cấn Văn Lực luận bàn về xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ (04/12/2014)

>   NHNN có thể đã bán ra đến 1,5 tỉ đô-la để giữ tỷ giá (03/12/2014)

>   Sacombank nhận giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu của năm 2014 (03/12/2014)

>   VietinBank 5 năm liền đạt Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam (03/12/2014)

>   Thu hút kiều hối cuối năm (03/12/2014)

>   VAMC- công cụ xử lý nợ xấu đặc thù và khả thi (03/12/2014)

>   Đến cuối tháng 11, tín dụng tăng trên 10% (03/12/2014)

>   Vụ náo loạn ở kho cà phê Trường Ngân: Càng tranh chấp càng mất điểm (03/12/2014)

>   Sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn: Các ngân hàng phải tự cân đối bài toán vốn (03/12/2014)

>   Huyền Như kháng cáo xin trả nhà trị giá 43 tỷ (03/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật