Thứ Ba, 23/12/2014 18:09

Góc nhìn 24/12: Đừng xem thường sức gấu

Thanh khoản đang là điều mà các CTCK quan tâm bởi nó thể hiện lực cầu và sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của VN-Index cao hay thấp. Nhìn chung những “cú rơi” đột ngột của thị trường sẽ khó diễn ra khi tâm lý NĐT đã thận trọng hơn.

Rủi ro giảm điểm

CTCK Maritime Bank (MSBS): Phiên 24/12, MSBS cho rằng VN-Index sẽ giảm điểm, áp lực bán sẽ đẩy chỉ số quay về mốc 535 điểm và giao dịch giằng co quanh mốc này.

Các NĐT có thể xem xét mua gom một số cổ phiếu cơ bản tốt có triển vọng như PPC, BVH, STB, REE…trong những nhịp điều chỉnh với tỷ lệ hợp lý

Khả năng giao dịch tích cực

CTCK Phú Hưng (PHS): VN-Index sau khi đà rơi có phần chững lại trong 2 phiên cuối tuần trước, sự tham gia trở lại của lực cầu giá cao ở nhiều nhóm cổ phiếu đã giúp chỉ số giao dịch ổn định trở lại. Dù vậy, để có thể tăng điểm chỉ số vẫn cần xác nhận thêm sự tham gia trở lại của dòng tiền khi khối lượng khớp lệnh tăng trở lại trên mức bình quân 20 phiên (112 triệu cp/phiên).

HNX-Index cũng có phiên hồi phục trở lại, nhưng để có thể tăng điểm thì cần vượt trở lại trên mức SMA 200D (84 điểm). Nhìn chung, phiên tăng điểm với sự tham gia của dòng tiền trên diện rộng, cho thấy khả năng giao dịch tích cực trong vài phiên tới, nhưng để duy trì mức tăng thì vẫn cần quan sát thêm 1-2 phiên nữa.

PHS Khuyến nghị NĐT ngắn hạn nên xem xét thêm sự gia tăng trở lại của khối lượng. NĐT trung và dài hạn duy trì nắm giữ cổ phiếu trong thời gian vừa qua, có thể xem xét gia tăng tỷ trọng dần cổ phiếu nếu chỉ số tiếp tục đóng cửa trên mức bình quân 5 phiên (528 điểm) và khối lượng gia tăng.

Thận trọng với lực cầu yếu

CTCK FPT (FPTS): Giá dầu có dấu hiệu sụt giảm trở lại và điều này vẫn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới dòng cổ phiếu dầu khí trên thị trường trong phiên 23/12.

Trong bối cảnh lực cầu nội đang suy yếu và thận trọng hơn thì sự sụt giảm nhẹ của giá trị mua ròng trên sẽ là yếu tố cần lưu ý do xu hướng chung có thể sẽ xấu đi nếu trạng thái mua ròng kết thúc. Nếu điều này xảy ra, nhiều khả năng mức 513 điểm hình thành ngày 17/12 sẽ là mốc hỗ trợ mục tiêu cần phải được kiểm tra lại một lần nữa.

Theo đó, trong một vài phiên tới, NĐT cần quan sát kỹ diễn biến của VN-Index tại những thời điểm tiếp cận ngưỡng 540 điểm và vẫn nên tạm dừng các vị thế mua mới cho mục tiêu ngắn hạn.

Kỳ vọng đà phục hồi trong các phiên tới

CTCK Bảo Việt (BVS): Điểm tích cực là thị trường 23/12 đã trụ vững trước áp lực giảm điểm của ngành dầu khí thay vì rơi vào trạng thái bán tháo như ở các phiên gần đây. Nguyên nhân là do động thái mua ròng của khối ngoại (gần 90 tỷ đồng trên sàn HOSE) và các thông tin tích cực về giá xăng, lãi suất huy động giảm đã hỗ trợ tốt cho tâm lý NĐT . Bên cạnh đó, lực cầu bắt đáy hoạt động tương đối mạnh cũng tạo kỳ vọng về đà hồi phục của thị trường trong các phiên sắp tới.

Diễn biến của thị trường trong trung, dài hạn BVS đánh giá ở mức tích cực với các tín hiệu lạc quan của nền kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn. NĐT được khuyến nghị tích lũy cổ phiếu cơ bản tốt cho danh mục trung, dài hạn ở các nhịp chùng xuống. Danh mục ngắn hạn tiếp tục thực hiện chiến lược trading quay vòng đối với các mã đã giảm sâu trong nhịp vừa qua.

Áp lực giảm điểm

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): VN-Index nếu không có sự trợ giúp của những cổ phiếu ảnh hưởng như VNM, BVH, MSN, VCB... có lẽ khó duy trì được thêm một phiên tăng điểm nữa. Thị trường bắt đầu giao dịch chậm lại và sự thận trọng đang được đẩy lên cao hơn khi năm 2014 không còn nhiều. Giai đoạn bán tháo không còn, vì thế những cú rơi đột ngột của cổ phiếu nào đó sẽ thu hút lực cầu bắt đáy. Phiên giao dịch 24/12 có thể áp lực từ cổ phiếu dầu khí sẽ đẩy thị trường giảm điểm. Cây nến mà GAS, BVH thể hiện cho thấy áp lực bán sẽ gia tăng và nó sẽ tác động đến thị trường. Trong khi đó, những cổ phiếu lớn như MSN, VNM, VCB sẽ khó duy trì mức tăng tốt để hỗ trợ nên khả năng giảm điểm là rất cao.

Nếu như mức tác động này không quá lớn và có độ dừng từ bên bán thì có thể nhóm cổ phiếu khác sẽ kéo chỉ số giảm bớt đà giảm. Áp lực này chỉ là ngắn hạn bởi nó đến do lực bán chốt lời nên sẽ dừng lại khi biên độ lãi không còn. NĐT có nhu cầu mua đầu tư có thể tận dụng điều này để mua trở lại những cổ phiếu mình ưa thích và đầu tư theo quan điểm dài hạn.

Rủi ro thanh khoản yếu

CTCK SaigonBank Berjaya (SBBS): Các chỉ số đã có thể kéo dài được lực tăng nếu bên mua vẫn giữ được mức giao dịch trung bình trong tuần trước. Tuy nhiên xu hướng giảm của khối lượng giao dịch vẫn đang tiếp diễn khi không có thêm thông tin hỗ trợ. Đây là khoảng thời gian nhiều NĐT lớn tái cơ cấu danh mục.

Trong điều kiện hiện tại thì giao dịch thỏa thuận là lựa chọn duy nhất và điều này sẽ khiến lượng giao dịch khớp lệnh ít hơn. Cả NĐT trong và ngoài nước đang có thêm lý do để giảm bớt giao dịch khi kỳ nghĩ lễ đang đến.

Trần Hạnh tổng hợp

Các tin tức khác

>   TS. Quách Mạnh Hào: Thị trường giảm do tâm lý, cơ hội xuất hiện (23/12/2014)

>   Góc nhìn 23/12: Chỉ còn chờ mỗi thanh khoản (22/12/2014)

>   Kinh tế vĩ mô hồi phục tích cực, thị trường chứng khoán 2015 sẽ đi lên? (26/12/2014)

>   Lựa chọn cổ phiếu cho khẩu vị đầu tư ngắn và trung hạn (22/12/2014)

>   Góc nhìn tuần 22 – 26/12: Vùng giá đủ để chấp nhận rủi ro (21/12/2014)

>   Chứng khoán năm 2015: Vẫn là thị trường dành cho "đánh nhanh rút gọn" (22/12/2014)

>   Góc nhìn 19/12: Cẩn trọng phục hồi? (18/12/2014)

>   Góc nhìn 18/12: Ngừng “rơi” và hồi kỹ thuật? (17/12/2014)

>   Góc nhìn 17/12: Vẫn còn tiêu cực (16/12/2014)

>   Góc nhìn 16/12: Động lực hồi phục giảm dần (15/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật