Thứ Hai, 22/12/2014 08:46

Fitch lần đầu nâng hạng tín dụng của Ai Cập sau 4 năm

Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch vừa nâng xếp hạng tín dụng dài hạn của Ai Cập từ "B-" lên mức "B" sau khi chính phủ nước này triển khai các chương trình cải cách kinh tế sâu rộng, trong đó có việc giảm trợ cấp nhiên liệu.

Tượng Nhân sư bên cạnh kim tự tháp Menkaure (phải) và Khafre (trái) tại Giza, ngoại ô thủ đô Cairo ngày 9/11.

Đây là lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua Fitch nâng xếp hạng của quốc gia Bắc Phi này.

Fitch cho biết việc cắt giảm trợ cấp nhiên liệu và tăng thuế đã được Chính phủ Ai Cập thực hiện trong khuôn khổ một chiến lược rõ ràng kéo dài 5 năm nhằm củng cố tài chính.

Tình trạng thiếu điện đang được giải quyết, nợ quá hạn đối với các công ty dầu khí được trả bớt, luật đầu tư được sửa đổi trong khi tranh chấp với các nhà đầu tư nước ngoài đang được giải quyết.

Theo Fitch, các biện pháp này có vẻ như đang nhận được "sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ."

Cơ quan này cũng giữ nguyên đánh giá triển vọng của Ai Cập ở mức "ổn định," đồng thời cho rằng các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến việc đánh giá tín nhiệm của quốc gia Bắc Phi này gồm sự gián đoạn nguồn viện trợ của các nước đồng minh Arập vùng Vịnh giàu dầu mỏ và các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Hani Kadry đã hoan nghênh quyết định của Fitch - động thái được xem là "bước đi tích cực nhằm tăng cường niềm tin vào kế hoạch kinh tế của đất nước.

Theo ông Kadry, việc được nâng hạng tín nhiệm sẽ thúc đẩy các nỗ lực của Chính phủ Ai Cập trong việc cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho các kế hoạch phát triển và thu hút các khoản đầu tư mới trong thời gian tới.

Trước đó, trong lần xếp hạng vào cuối tháng 1/2013 - thời điểm Tổng thống Mohamed Morsi vẫn còn nắm quyền, Fitch đã quyết định hạ xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Ai Cập xuống mức "B."

Tiếp đó, sau khi chính biến lật đổ ông Morsi vào ngày 3/7/2013, cơ quan này tiếp tục hạ xếp hạng tín dụng của Ai Cập xuống mức "B-" do bất ổn chính trị.

Trong những tháng qua, Chính phủ Ai Cập đã triển khai hàng loạt chương trình cải cách nhằm phục hồi nền kinh tế èo uột kể từ phong trào nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak vào đầu năm 2011.

Tháng Bảy vừa qua, nước này đã nâng giá xăng dầu 78% trong một nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách từ 12,8% GDP vào năm ngoái xuống mức 11% GDP trong năm nay./.

Hữu Chiến

vietnam+

Các tin tức khác

>   Các nước Tiểu vùng Mekong chi 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng (22/12/2014)

>   GDP Trung Quốc năm 2013 được điều chỉnh tăng 1.920 tỷ nhân dân tệ (22/12/2014)

>   Hãng hàng không Lion Air mua 40 máy bay ATR trị giá 1 tỷ USD (21/12/2014)

>   Dân Belarus đổ xô đi mua ngoại tệ vì đồng ruble Nga mất giá (20/12/2014)

>   Dỡ bỏ hạn ngạch, EU sẽ “ngập chìm” trong bơ sữa? (19/12/2014)

>   Châu Á sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới (17/12/2014)

>   Thị trường lao động ở Vương quốc Anh tiếp tục được cải thiện (17/12/2014)

>   IFAD và ADB hỗ trợ phát triển nông thôn ở châu Á-Thái Bình Dương (17/12/2014)

>   Người Canada chưa nhận thức đầy đủ về khoảng cách giàu nghèo (17/12/2014)

>   Canada cấp quy chế thường trú cho các nhà đầu tư lớn (17/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật