Thứ Tư, 31/12/2014 06:40

Đột phá thể chế - Tiền đề cho năm 2015

Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đề ra, cùng với những đột phá về mặt thể chế trong năm 2014 sẽ có tác động mạnh mẽ, tạo động lực phát triển mới cho cộng đồng DN trong năm 2015. Bên cạnh đó, tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, giá dầu giảm, các nền kinh tế lớn đang phục hồi… sẽ mang lại triển vọng lớn cho một nước xuất khẩu như Việt Nam.

Đây là nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tại Hội nghị giao ban Hiệp hội và DN khu vực phía Nam năm 2014 diễn ra ngày 30/12 tại TPHCM.

Đột phá về thể chế

Theo Chủ tịch VCCI, trong năm 2014, Chính phủ đã có bước “đột phá thể chế” nhằm giải quyết những khó khăn và vướng mắc của DN, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Điều này được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị 11/CT-TTg về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của DN.

Đặc biệt, Nghị quyết 19 thực sự là bước đột phá của Chính phủ về mặt thể chế. Lần đầu tiên các tiêu chuẩn, chuẩn mực tốt nhất về thể chế kinh tế của ASEAN+6 được áp dụng trong Nghị quyết 19, với trọng tâm là lấy sự hài lòng của người dân và DN làm điểm tựa.

Bên cạnh đó, trong năm 2014, các Luật DN và Luật Đầu tư sửa đổi được Quốc hội thông qua cũng là một bước tiến mới về thể chế cho DN. Nếu như trước kia DN được làm những gì Nhà nước cho phép, thì nay DN được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Theo đánh giá của Chủ tịch VCCI, bên cạnh việc “hưởng lợi” từ những đột phá về thể chế cũng như những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế trong nước năm 2014, các DN Việt Nam trong năm 2015 được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

Tác động từ các FTA

Trong những tháng cuối năm 2014, Việt Nam đã lần lượt kết thúc về cơ bản đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Liên minh Hải quan. Các hiệp định còn lại dự kiến cũng sẽ hoàn thành trong năm 2015.

Đây là các Hiệp định FTA toàn diện, tham gia vào các FTA thế hệ mới này sẽ giúp các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu do được hưởng lợi về thuế suất giảm mạnh, nhiều mặt hàng về 0%.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng cho rằng, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, quản trị yếu kém sẽ làm cho DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập khi Việt Nam tham gia các Hiệp định FTA.

Bởi, khi tham gia vào các FTA, thuế suất nhiều mặt hàng gần như về 0%. Khi đó, hầu như không còn khái niệm thị trường trong nước hay ngoài nước, mà chỉ có một thị trường chung.

Muốn cạnh tranh với các DN nước ngoài, các DN Việt Nam phải đạt được các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế, không chỉ về mặt giá cả, chất lượng sản phẩm, mà còn cả về cách thức sản xuất ra sản phẩm và những tác động có thể ảnh hưởng tới môi trường, và hàng rào kỹ thuật của các nước.

Đây là những thách thức không nhỏ đối với các DN nhỏ của Việt Nam.

Ông Lộc cho rằng, các DN có quy mô nhỏ trong nước cần phải liên kết với nhau theo chiều ngang và chiều dọc mới có thể tạo được sự lớn mạnh. Bên cạnh đó, thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho sự phát triển của các DN trong nước, bởi lâu nay mới chỉ ưu tiên tới các chính sách ra đời DN.

Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, khi tham gia các Hiệp định thương mại, có những lĩnh vực mà DN có rất ít lợi thế cạnh tranh thì nên rút dần và chuyển qua những lĩnh vực được cho là có lợi thể cạnh tranh để phát triển. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự định hướng của các bộ, ngành và sự sáng tạo,  mạnh dạn của DN.

Lê Anh

chính phủ

Các tin tức khác

>   Hàng bình ổn sẽ giảm giá theo xăng (31/12/2014)

>   Chấm điểm 9 tháng bứt phá cải thiện môi trường kinh doanh (30/12/2014)

>   Giỏ hàng của người tiêu dùng năm 2015 sẽ như thế nào? (29/12/2014)

>   Xăng dầu trong nước giảm 10%, GDP có thể tăng 0,91% (29/12/2014)

>   Nhìn lại 10 sự kiện kinh tế trong nước nổi bật nhất năm 2014 (29/12/2014)

>   Bối cảnh mới không chấp nhận cách làm cũ (29/12/2014)

>   Trưởng ban Kinh tế TW: Không thể chủ quan với giá dầu giảm (29/12/2014)

>   GDP của Việt Nam ước tính tăng trưởng 5,98% trong năm 2014 (27/12/2014)

>   “Sự hiếm thấy” của CPI 2014 (27/12/2014)

>   Việt Nam hút hơn 20 tỷ USD vốn FDI trong năm 2014 (26/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật