Thứ Năm, 04/12/2014 17:56

Chính sách BĐS mới: Giải quyết hàng tồn kho tại phân khúc cao cấp và trung bình

Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội chính thức thông qua với nhiều điều khoản có tác động lớn đến thị trường. Phóng viên Báo Xây dựng có cuộc trao đổi ThS. Trần Ngọc Quang - Quyền Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam về một số nội dung mới của hai Luật này, cũng như chia sẻ của ông về nhận thức, thái độ và kỳ vọng của các doanh nghiệp hội viên đầu tư kinh doanh bất động sản trước thời cơ cũng như thách thức mới do Luật tạo ra.

Ông Trần Ngọc Quang - Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam.

- Sau khi Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó nội dung mở cửa cho đối tượng người nước ngoài được mua nhà. Theo ông, thông tin này tác động như thế nào đến thị trường bất động sản hiện nay?

Ông Trần Ngọc Quang: Việc Luật Nhà ở cũng như Luật Kinh doanh Bất động sản mới được Quốc hội thông qua trong đó có nội dung được chú ý là mở rộng quy định cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Đây là một chủ trương đúng đắn, điều này đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu thực sự của thị trường cũng như phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Với các nội dung mới này của Luật, thị trường bất động sản chắc chắn sẽ có thêm các cơ hội để phát triển đó là bổ sung thêm vào thị trường một lượng khách hàng, nhà đầu tư không chỉ thực sự có tiềm năng mà còn có kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Điều này vừa là cơ hội song cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam để có thể phát hiện, nắm bắt được cơ hội, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ đó ngày một phát triển một cách chuyên nghiệp và bền vững.

- Theo ông, việc chính sách mới sẽ tháo gỡ, giải quyết được hàng tồn ở phân khúc nào?

Với sự tham gia sâu rộng của các nhà đầu tư và cá nhân người nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam theo quy định mới của Luật sẽ góp phần tháo gỡ được một phần hàng hóa tồn kho phân khúc cao cấp và trung bình. Tuy nhiên, quy định của Luật chỉ là cho phép được làm các điều đó, song có làm được hay không lại còn tùy thuộc vào bản thân các doanh nghiệp bất động sản trong nước và hệ thống các quy định cụ thể, các cơ chế chính sách có liên quan kèm theo. Ví dụ như trình tự giải quyết các thủ tục của các cơ quan Nhà nước có được cải thiện hay không; cơ chế tín dụng, các kênh tài chính cung cấp cho thị trường có được mở rộng hơn không; bản thân các doanh nghiệp có thay đổi cách làm để minh bạch hơn, chất lượng hơn cũng như đồng bộ hơn hay không. Để giải quyết hàng tồn kho như thời gian qua đã có những tiến bộ nhất định và chứng minh rằng dứt khoát phải có các giải pháp đồng bộ, không thể trông chờ vào việc đưa ra một vài quy định mà đạt được mục tiêu này.

- Tập hợp các thành viên là đơn vị hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tham gia Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, với tư cách Quyền Tổng thư ký Hiệp hội, ông có nắm bắt được các doanh nghiệp, nhà đầu tư đón nhận thông tin như thế nào?

Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư thực sự phấn khởi đón nhận các thông tin này vì không chỉ nhìn ra các cơ hội mới mà còn hiểu rõ sự quyết tâm của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng của thị trường bất động sản.

- Ông đánh giá thế nào về niềm tin thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới?

Một trong các tồn tại của thị trường bất động sản trong thời gian qua đó là sự giảm sút niềm tin, niềm tin của các khách hàng với các doanh nghiệp bất động sản; giữa các doanh nghiệp bất động sản với nhau; giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước và ngược lại…

Trong thời gian qua, trước khó khăn chung đã có sự gắn kết các nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề của thị trường. Điều này đã mang lại kết quả là niềm tin đang dần được khôi phục trên thị trường mà biểu hiện của nó là các giao dịch bất động sản đã được tăng lên, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án đang dở dang…

Tuy nhiên, việc hồi phục niềm tin còn cần có thời gian và cần sự nỗ lực dài hạn của tất cả các thành tố trong thị trường bất động sản. Nhà nước cần có sự nỗ lực hơn trong việc cải thiện các thủ tục hành chính cũng như nâng cao chất lượng, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan liên quan đến thị trường bất động sản. Đối với các doanh nghiệp, cần có sự chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản. Biểu hiện gần đây là một số dự án bắt đầu tăng giá, bán chênh lệch… là thể hiện của việc không có chiến lược giá dài hạn, thay vì chạy theo lợi nhuận bền vững lại chạy theo các mục tiêu ngắn hạn mang tính thời vụ và điều này sẽ ngăn cản lộ trình hồi phục niềm tin trên thị trường.

Ninh Nhi (thực hiện)

xây dựng

Các tin tức khác

>   Cư dân Nhất Lan 3 ‘vây’ trụ sở BCCI (04/12/2014)

>   Thanh khoản thị trường bất động sản tiếp tục được cải thiện (04/12/2014)

>   Đề nghị thu hồi dự án ‘treo’ 13 năm (04/12/2014)

>   Giá đất phố cổ Hà Nội cao nhất là 162 triệu đồng/m2 (03/12/2014)

>   Bộ Tài chính lên tiếng về khoản thưởng tiền tỷ cho các nhà thầu (03/12/2014)

>   20 tỉ đồng chống ngập cho hẻm vì nâng đường (03/12/2014)

>   Những khu đô thị “ngủ quên”: Đau đầu với câu hỏi 'tiền đâu?' (03/12/2014)

>   Đất phố cổ 1 tỷ, Hồ Tây 500 triệu/m2: Không nói chuyện giảm giá (03/12/2014)

>   TP.HCM thu hồi nhà ông Truyền trước 10/12 (02/12/2014)

>   Doanh nghiệp bất động sản chuyển động ra sao sau 9 tháng? (03/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật