Thứ Sáu, 12/12/2014 09:19

Các nước thu hút vốn đầu tư hạ tầng giao thông thế nào?

Mỗi nước có một biện pháp kêu gọi, hút vốn cho hạ tầng giao thông, nhưng có một điểm chung, đó là sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế.

Đường sắt Nhật Bản phát triển sau khi tư nhân hóa

Huy động, nhưng có ràng buộc và kiểm soát

Tại Nhật Bản, Quỹ Phát triển hệ thống đường bộ cao tốc được sử dụng từ nguồn thuế, phí đường bộ; điều tiết lãi từ những đoạn đường có khả năng hoàn vốn đầu tư để bao cấp cho những đoạn đường sẽ đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống, tạo hiệu quả kinh tế xã hội cao. Do đặc thù của hệ thống đường bộ cao tốc quốc gia phải thống nhất vận hành theo một khung cơ chế đồng bộ nên việc quy hoạch phải tiêu chuẩn hóa, không để các nhà đầu tư thiếu năng lực tham gia. Các BQL dự án thực hiện kiểm soát chặt chẽ về các hợp đồng hàng năm với các công ty bảo trì đường bộ ngay từ đầu năm tài khóa. Hình thức đấu thầu rộng rãi và toàn diện được áp dụng, trước khi ký hợp đồng phải có những ràng buộc về công tác khôi phục sau thảm họa như: Bão lũ, thiên tai, sự cố khẩn cấp… Sự tham gia của tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ đã làm cho Nhật Bản có một hệ thống giao thông đường bộ với chất lượng cao như hiện nay.

Ông Shigeaki Kato - cựu chuyên gia của Công ty Đường sắt Quốc gia Nhật Bản cho biết, thời kỳ đầu những năm 1980, ngành Đường sắt khủng hoảng trầm trọng do cơ cấu tổ chức quá cồng kềnh, thiếu linh hoạt, kém hiệu quả. Lựa chọn thức thời khi đó và vẫn đúng ngay cả bây giờ là tư nhân hóa. Công ty Đường sắt quốc gia Nhật Bản được phân thành 6 công ty vận tải hành khách và một công ty vận tải hàng hóa.

"Trong 5 năm đầu (1987-1991), việc tư nhân hóa và đổi mới về chiều sâu đã làm phục hồi ngành Đường sắt nhanh chóng. Khối lượng vận chuyển hành khách tăng trưởng khoảng 4,5% mỗi năm. Khối lượng vận chuyển hàng hóa cũng tăng 6,1%/năm".

Ông Shigeaki Kato, cựu chuyên gia của Công ty Đường sắt Quốc gia Nhật Bản

Còn ở Mỹ, Chính phủ cho phép khu vực tư nhân tham gia quy hoạch, cung cấp các dịch vụ công cộng cho ngành Giao thông và loại bỏ các rào cản để thành phần tư nhân tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra, Quỹ Phát triển giao thông Mỹ được huy động như sau: Người đi ô tô và xe máy mua nhiên liệu và trả thuế mỗi lần bơm xăng. Phần tiền thuế (khoảng hơn 18 cent cho một gallon nhiên liệu) sẽ tự động được trích vào một tài khoản gọi là “Quỹ Tín thác đường cao tốc”.  Tiền của quỹ sẽ được dành chủ yếu cho những dự án do các bang độc lập triển khai thực hiện. Các dự án có thể bao gồm những hạng mục như mở rộng đường cao tốc, sửa chữa vỉa hè thuộc phố chính và thay thế những cây cầu cũ kỹ. Năm 2013, Quỹ giải ngân 50 tỷ USD, trong đó 43 tỷ đầu tư vào đường giao thông, 7 tỷ phát triển giao thông công cộng. Đối với những dự án đặc thù, Chính phủ liên bang chịu 80% chi phí và các bang chịu phần còn lại.

Còn tại Pháp, luật pháp nước này công nhận việc cổ phần hóa và áp dụng các trạm thu phí đường bộ nhưng Nhà nước vẫn duy trì một hệ thống kiểm soát quan trọng trên toàn bộ các tuyến đường nhượng quyền. Cách làm này đã góp phần giải quyết những khó khăn về ngân sách Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Phân cấp quản lý

Tại Mỹ, hầu hết các tuyến đường bộ, cầu cống do chính quyền các bang, địa phương, hoặc các cơ quan do chính quyền thành lập sở hữu và chịu trách nhiệm xây dựng, duy tu, bảo dưỡng… Chính phủ liên bang, tuy giúp các địa phương chi trả cho xây dựng và bảo dưỡng các tuyến đường lớn, nhưng thực sự sở hữu rất ít hạ tầng vận tải quốc gia (chủ yếu là đường trong các vườn quốc gia, rừng và căn cứ quân sự).

Các địa phương đều có một cơ quan quản lý giao thông (DOT), chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ theo phân cấp và trình đơn vị chủ quản phê duyệt. Sau đó, DOT tổ chức đấu thầu, kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng, duy tu bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng như đã ký kết với đơn vị trúng thầu xây dựng. 

Chính phủ Pháp chuyển giao, phân cấp quản lý cho địa phương toàn bộ mạng lưới giao thông đường bộ quốc gia với chiều dài đến 18 nghìn km (2.800km đường cao tốc, 9 nghìn km đường bộ). Cơ quan quản lý cao nhất các loại hình giao thông là Bộ Sinh thái - Phát triển bền vững - Giao thông và Nhà ở. Trong đó, Tổng cục Hạ tầng cơ sở - Giao thông và Biển (DGITM) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các tuyến đường bộ, kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp góp vốn, lập kế hoạch xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới đường bộ quốc gia (đường cao tốc và quốc lộ). Ở địa phương, có các cơ quan quản lý (phân khu), có trách nhiệm cùng với các Cục quản lý đường bộ tham gia quản lý, bảo dưỡng, bảo trì các đường cao tốc, đường quốc lộ chạy qua khu vực do mình quản lý.

Đăng Song

giao thông vận tải

Các tin tức khác

>   Tìm giải pháp hút vốn "khủng" cho hạ tầng giao thông (12/12/2014)

>   Bí thư Đà Nẵng mục sở thị mới… lộ ra chuyện "giấu đất" (11/12/2014)

>   Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành là cần thiết (11/12/2014)

>   LCG: Vượt kế hoạch 9 tháng khi thi công Trạm biến áp 220kV KCN Phú Mỹ 2 (11/12/2014)

>   Hà Nội: Công bố quy hoạch nghĩa trang đến năm 2030 (11/12/2014)

>   Đất phố cổ 162 triệu đồng/m2: Giá thực cao gấp nhiều lần (11/12/2014)

>   Việt Nam tăng 16 bậc xếp hạng hạ tầng giao thông (11/12/2014)

>   Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2015? (11/12/2014)

>   Cỏ mọc thành “rừng”, lác đác vài căn nhà (10/12/2014)

>   Dự án đất vàng TP.HCM: 'Chưa có nhà đầu tư nào' (10/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật