Thứ Hai, 22/12/2014 15:06

Bị cáo trong vụ Huyền Như: 'Tội của bị cáo là tin Huyền Như!'

Đó là câu đáp của bị cáo Nguyễn Thiên Lý, nữ đại gia cho Huyền Như vay một số tiền khủng để thu lãi cao bất chính hàng trăm tỷ đồng.

* Huyền Như 'phù phép' lấy 50 tỷ đồng của ACB nhanh chóng

Sáng ngày 22-12, sau phần xem xét kháng cáo của các bị cáo cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Võ Văn Tần, VietinBank Chi nhánh Nhà Bè về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, HĐXX chuyển qua thẩm vấn với các bị cá bị truy tố đưa ra xét xử tội cho vay lãi nặng.

Theo hồ sơ, ngoài công việc ở ngân hàng, Huyền Như còn “làm thêm” kinh doanh bất động sản. Vì vậy Huyền Như phải vay mượn tiền từ nhiều nguồn ở ngoài.

Phiên tòa xử Huyền Như sáng ngày hôm nay.

Khi việc kinh doanh bất động sản không thuận lợi vào năm 2008, Huyền Như đã bị nợ đến 200 tỉ đồng. Để trả nợ, Huyền Như đã đi vay một số lượng lớn tiền (có khi lên đến cả hàng ngàn tỉ đồng) và trả lãi suất rất cao cho hàng chục người. Trong số đó có Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí…

Nhóm này cho Huyền Như vay tiền với lãi suất rất cao. Cũng từ việc vay mượn tiền với số lượng lớn của nhiều người nhưng cũng không giải quyết hết nợ nần, Huyền Như đã nghĩ đến việc vay mượn tiền của các công ty và dưới hình thức huy động vốn hoặc uỷ thác đầu tư vốn… để chiếm đoạt thông qua công việc làm chính tại Ngân hàng.

Xử sơ thẩm, toà tuyên các bị cáo cho vay nặng lãi mức án từ một năm án treo đến hai năm hai tháng 10 ngày tù. Hai bị cáo kháng cáo gồm: Tuyết Dung - Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân và bị cáo Thiên Lý.

Theo án sơ thẩm, nữ đại gia Thiên Lý đã cho Huyền Như vay tổng số tiền hơn 554 tỉ đồng và 340.000 USD với lãi suất từ 0,4-1,7%/ngày ( tính theo năm là 140 đến 170%, cao hơn 10 lần lãi suất cao nhất mà NH Nhà nước quy định) để thu lợi bất chính. 

Bị cáo Thiên Lý (được tại ngoại) dời phiên xử sáng nay 22-12.

Tại tòa, bị cáo Lý khai thông qua một người bạn giới thiệu Lý biết và gặp Như. Theo đó, bạn của Lý giới thiệu: “Huyền Như là một người làm ăn lớn”. Lý cho biết quan hệ giữa Lý và Như ban đầu là hợp tác làm ăn, sau đó mới chuyển sang cho vay. 

Khi giao dịch, tiền lúc giao trực tiếp cho Như, lúc cho nhân viên của Như, lúc chuyển khoản thông qua những công ty của Như.Tuy nhiên, Lý cho rằng việc các cơ quan tố tụng xác định số tiền Lý cho vay nặng lãi là chưa chính xác và cũng đề nghị xem xét lại tài sản bị kê biên thu giữ hiện nay (tiền gần 147 tỷ đồng và các loại ngoại tệ, trang sức vàng bạc, ô tô, bốn căn nhà tại quận 1, Bình Thạnh cùng nhiều thửa đất ở quận 9)....

Cũng trong phiên toà, có khi bị cáo này mất bình tĩnh nên khiến việc xét hỏi phải gián đoạn. Toà cho bị cáo tạm nghỉ rồi mới hỏi tiếp. Đáng chú ý trong phần trả lời, bị cáo Lý cho là: “Nếu đúng bản chất vụ việc thì bị cáo cũng chỉ là một nạn nhân thôi ạ”. Cạnh đó, khi toà truy nếu bị cáo cho là không phạm tội cho vay nặng lãi thì phạm tội gì. Bị cáo Lý đáp: "Tội tin Huyền Như".

Còn bị cáo Tuyết Dung khai việc cho Huyền Như vay hàng trăm tỷ chỉ bằng “niềm tin”. Số tiền này, Dung hoàn toàn không ghi vào sổ sách, tài sản thế chấp cũng không có chứng thực của cơ quan chức năng. Theo hồ sơ, đầu năm 2009 đến giữa năm 2011, Như đã vay của Dung tổng số tiền 265,7 tỷ đồng và đã trả 440,4 tỷ đồng cả lãi lẫn gốc.

Án sơ thẩm quy kết bị cáo Dung thu lãi bất chính hơn 174 tỷ đồng. Tại toà, Dung cho là kết luận này là không đúng. Tuy nhiên, Dung không đưa ra được lý lẽ để bác lại việc này. Bị cáo chỉ nêu được số tiền 150 tỷ đồng cho Huyền Như vay mà chưa lấy được lại, nên mong tòa dựa trên cơ sở này để xem xét giảm nhẹ.

Còn Huyền Như tại toà khai: Bị cáo đã “nhờ” tài khoản của Dung mở tại ngân hàng Eximbank để chuyển tiền chiếm đoạt từ ngân hàng ra ngoài chuyển trả nợ cho Dung và những người khác. Trong vụ án này, vì muốn có tiền thu hồi nợ của Như, Dung đã giúp sức Huyền Như lừa đảo 15 tỷ của ngân hàng VIB chi nhánh TP.HCM. Với hành vi đồng phạm này, án sơ thẩm tuyên phạt Dung 10 năm tù.

Chiều nay toà tiếp tục làm việc.

Hoàng Yến

pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Ngân hàng hạ lãi suất trước mùa cao điểm (22/12/2014)

>   Ngư dân vay vốn đóng tàu: "Dài cổ" chờ thủ tục (22/12/2014)

>   Sacombank sau 23 năm thành lập và phát triển (22/12/2014)

>   2014: Năm hạn chưa qua, đại gia dính vận lao lý (22/12/2014)

>   Tạo bước chuyển rõ nét hơn cho công tác xử lý nợ xấu (21/12/2014)

>   Gỡ khó cho đầu tư bất động sản khi lãi suất biến động (21/12/2014)

>   TS Nguyễn Trí Hiếu: Lãi suất huy động sẽ giảm từ 0.5-1% trong năm 2015 (20/12/2014)

>   NHNN chấp thuận cho Techcombank mua lại VCFC (20/12/2014)

>   Gây thất thoát 50 tỉ đồng: Thi hành án sai sót, sửa sai như đùa (20/12/2014)

>   DN nhập xăng dầu, xuất khẩu được vay ngoại tệ đến hết 2015 (19/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật