Môi trường kinh doanh - Những góc nhìn
Gần đây, có hai thông tin đáng chú ý về môi trường kinh doanh của Việt Nam khiến niềm hy vọng của doanh nghiệp, người dân tăng lên.
* Môi trường kinh doanh Việt Nam kém xa Malaysia, Thái Lan
* Xếp hạng môi trường kinh doanh và thu nhập
* Đơn giản trên 4.000 thủ tục cải thiện môi trường đầu tư
Thứ nhất, cuối tháng 10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra Báo cáo thường niên về môi trường kinh doanh lần thứ 12, đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó, chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam năm 2014 là 72. Đây là kết quả của việc cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia, giảm lãi suất tín dụng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, theo kết quả khảo sát hơn 600 CEO các tập đoàn, công ty lớn về triển vọng kinh doanh trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương của PwC- công ty dịch vụ tài chính toàn cầu- vừa được công bố ngày 10/11 tại Hội nghị APEC diễn ra tại Bắc Kinh, có tới 67% CEO có kế hoạch tăng cường đầu tư vào khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong 12 tháng tới. Việt Nam đứng thứ 7 trong 10 nền kinh tế hàng đầu châu Á- Thái Bình Dương khi được 45% CEO lựa chọn sẽ tăng cường đầu tư.
Đáng chú ý, có 15% CEO lựa chọn đầu tư vốn vào Việt Nam, giúp Việt Nam giành vị trí thứ 6 trong 10 điểm thu hút dòng vốn đầu tư tư nhân hàng đầu...
Có thể khẳng định, đó là những kết quả rất đáng ghi nhận do sự nỗ lực, quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thời gian qua.
Trong nhiều “cải thiện” của nhiều lĩnh vực, cải cách thủ tục hành chính là một ví dụ dễ nhìn thấy: Theo thống kê của Bộ Tư pháp, đến tháng 10/2014, đã có tới 4.169 thủ tục được cắt giảm (đạt 88,% dự kiến) thuộc các lĩnh vực đầu tư, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp... Ngoài ra, các lĩnh vực này còn cập nhật công khai hơn 112 nghìn hồ sơ thủ tục hành chính và gần 11 nghìn hồ sơ văn bản liên quan vào Cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân thực hiện và cùng giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, tất cả không phải “màu hồng”. WB vẫn xếp hạng chưa cao về nhiều lĩnh vực khác của Việt Nam như: Điểm khởi đầu kinh doanh: 125; kết nối điện: 135; nộp thuế: 173; giải quyết tình trạng phá sản: 104; thương mại xuyên biên giới: 75… Đó có thể là cách đánh giá chưa thực sự chuẩn xác, song cũng để chúng ta nhìn lại chính mình, coi đây là một trong những “kích lực” thúc đẩy nhanh hơn nữa việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Trần Phương
công thương
|