Thứ Sáu, 14/11/2014 18:49

Cơ hội “chuyển mình” cho doanh nghiệp Việt từ những cam kết hội nhập

Ba thị trường mới nổi là Campuchia, Lào, Myanmar còn có nhiều tiềm năng kinh doanh và là những thị trường có sự thuận lợi lớn trong vận chuyển hành lang kinh tế Đông Tây.

Nhằm mục đích cập nhật thông tin về Cộng đồng Kinh tế ASEAN cũng như trao đổi với doanh nghiệp các giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế TPHCM và Trung tâm WTO thành phố đã tổ chức hội thảo “Định hướng giải pháp để doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ cam kết hội nhập sắp tới và Cộng đồng Kinh tế ASEAN” vào ngày 14/11/2014.

Ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế

Tại hội thảo lần này, Phó Trưởng phòng Vụ Thị trường Châu Á Thái Bình Dương - ông Nguyễn Duy Kiên chia sẻ về tiềm năng kinh doanh tại ba thị trường mới nổi là Campuchia, Lào, Myanmar. Đây là những thị trường có sự thuận lợi lớn trong vận chuyển hành lang kinh tế Đông Tây cũng như phía Nam và chương trình hợp tác tiểu vùng CLV (Campuchia – Lào- Việt Nam, CLMV (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam)… Đồng thời với lợi ích có được từ các chương trình hợp tác khu vực như khai thác cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư và thuận lợi trong lưu thông hàng hóa với cơ chế 1 cửa 1 điểm dừng, 3 nước này sẽ là điểm đến cho các dòng vốn đầu tư trong khu vực.

Chặng đường đi tìm vùng đất hứa

Hiện hàng Việt Nam đang có lợi thế lớn tại các thị trường này về giá cả, chất lượng và nhóm doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, phân phối, tài chính, sản xuất chế biến...

Nhìn lại quan hệ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia, trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan tuy vậy đã có những bước tiến gần đây rất đáng ghi nhận.

Cụ thể tại thị trường Campuchia, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) năm 2013 đạt 3.4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 2.93 tỷ USD, tăng 3.4% so với 2012, nhập khẩu chiếm 504 triệu USD. Riêng 7 tháng đầu năm 2014, con số này đạt 1.95 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 1.51 tỷ USD và nhập khẩu hơn 440 triệu USD. Theo các chuyên gia nhận định, Campuchia là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch XNK hai chiều hàng năm tăng trung bình trên 30%.

Còn ở thị trường Lào, kim ngạch 2013 đạt 1.15 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 458 triệu USD, còn nhập khẩu trong năm 2013 đã tăng lên 50% so với năm 2012 lên 668 triệu USD. Qua 9 tháng đầu năm nay, con số này đã tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá về thị trường Myanmar, ông Kiên cho biết quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Myanmar ngày càng phát triển và sẽ cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp nước ta. Tính đến hết quý 2/2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Myanmar đạt 163 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê tại thời điểm năm 2012, dân số của Myanmar có hơn 60 triệu người với GDP bình quân là 1,400 USD. Từ năm 2012, Myamar đã chính thức mở cửa thị trường thông qua hàng loạt các cải cách thể chế.Những nỗ lực cải cách trên được cộng đồng quốc tế ủng hộ thông qua hàng loạt các lệnh cấm vận được dỡ bỏ hay nới lỏng, Mỹ và các nước phương Tây thiết lập lại quan hệ ngoại giao, tổ chức tài chính quốc tế và các nước liên tiếp công bố các khoản viện trợ, vay ưu đãi cho Myanmar. Quan hệ song phương xuất khẩu giữa Việt Nam và Myanmar cũng đã tăng lên gấp đôi từ 120 triệu USD lên gần 250 triệu USD chỉ trong 1 năm từ 2012 đến 2013. Theo thống kê, sản phẩm sắt thép; máy móc thiết bị và hàng dệt may hiện đang là những hàng hóa dẫn đầu về xuất khẩu của nước ta vào thị trường Myanmar. Ở chiều ngược lại, về phía nhập khẩu, gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 70%) trong cơ cấu nhập khẩu chính từ Myanmar năm 2013

Nhìn chung, tiềm năng mở rộng thị trường Myanmar còn lớn khi năng lực sản xuất hiện tại của nước này chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu trong nước và thị phần của hàng nhập khẩu Việt Nam tính mặc dù có tăng trưởng vượt bậc so với trong năm 2013 và 9 tháng đầu năm nay nhưng chỉ chiếm khoảng 1% lượng nhập khẩu của thị trường.

Thế chuyển mình bắt đầu từ các hoạt động xúc tiến thương mại

Tại hội thảo lần này, Bà Bùi Thị Thanh Anh – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương Mại (XTTM) – Trưởng ban đại diện tại TPHCM chia sẻ những định hướng giải pháp để doanh nghiệp tận dụng cơ hội hiệp định AEC 2015 nói riêng và các hiệp định thương mại được ký kết trong thời gian tới nói chung.

Bà cho biết chương trình của Cục XTTM sẽ bao gồm chương trình XTTM Quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến đầu tư và một số chương trình khác. Từ đầu năm đến nay, chương trình đã hỗ trợ hơn 2,500 lượt doanh nghiệp với giao dịch gần 62,000 lượt với các hợp đồng kinh tế được ký kết giá trị 260 triệu USD, khách tham quan mua sắm trên 1 triệu lượt người và doanh thu đạt trên 150 tỷ đồng.

Trong đó, các hoạt động này tập trung chính vào chương trình XTTM định hướng cho thị trường xuất khẩu nhằm tạo bước tiến để Việt Nam giao thương tốt khi ký kết các hiệp định thương mại với các nước trong khu vực.

Nhìn lại “sân nhà”, nói về những thương vụ nổi tiếng gần đây như tỷ phú Thái Lan mua lại Metro hay một tập đoàn Hàn Quốc tiếp tục mở một siêu Aeon Mall ngay tại thành phố Bình Dương. Qua những điều này thấy rất rõ rằng những doanh nghiệp nước ngoài họ đang chuẩn bị rất kỹ trước thềm những hiệp định giao thương thương mại được ký kết.“Chính vì vậy, nếu chúng ta chỉ tập trung cho mảng việc mở cửa và đẩy mạnh định hướng xuất khẩu, mà quên đi thị trường trong nước rất có thể sẽ bị “đánh úp” không hay” – Bà An nói.

Do đó, chương trình XTTM thị trường trong nước sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại.

Kết thúc phần chia sẻ của mình tại hội thảo, bà Hà cho biết thông tin về các dự án hợp tác quốc tế sẽ được Cục XTTM tổ chức trong thời gian tới như: (1) Hợp tác với UNCTAD thành lập Trung tâm EMPRETEC Việt Nam nhằm triển khai chương trình đào tạo doanh nhân trên phạm vi cả nước và (2) Triển khai vận hành và đưa sự án SECO “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua hệ thống XTTM địa phương” vào hoạt động.

Đức Phương

Các tin tức khác

>   Lượng phân bón thất thoát mỗi năm gây lãng phí trên 40.000 tỷ đồng (14/11/2014)

>   Thủy sản Việt Nam: Nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào Phần Lan (14/11/2014)

>   Yêu cầu về an toàn sinh thái của EU: Bài toán khó (14/11/2014)

>   Chưa làm ôtô, Việt Nam thành cường quốc xe máy (14/11/2014)

>   Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phòng vệ thương mại (14/11/2014)

>   Né kiện bán phá giá (14/11/2014)

>   Giá trị sản xuất kinh doanh tăng (13/11/2014)

>   Không để một cửa trên giấy, nhiều cửa trên đường (13/11/2014)

>   Bộ luật dân sự sửa đổi: Nên có 2 hay 3 hình thức sở hữu? (13/11/2014)

>   Ngành Công Thương: Những điểm sáng qua đánh giá của đại biểu Quốc hội (13/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật