Thứ Tư, 15/10/2014 23:04

Tháo gỡ "nút thắt" cho các sản phẩm chủ lực

Ổn định thị trường tiêu thụ "nút thắt" cho nhiều sản phẩm chủ lực. Số phận "long đong" của nhiều sản phẩm, nhất là nông sản, chưa kể những phong trào tự phát kiểu "trồng - chặt bỏ" và tình trạng "được mùa - rớt giá", vì không có thị trường tiêu thụ ổn định, vẫn như "điệp khúc" buồn chưa có hồi kết. Người dân, doanh nghiệp vẫn đau đáu câu hỏi lớn về nhận thức, trách nhiệm, năng lực và hiệu quả quản lý thị trường tiêu thụ của các cơ quan liên quan?

Là khâu cuối cùng, quan trọng và nhiều rủi ro nhất nhằm hoàn tất chu kỳ sản xuất, kinh doanh và tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và cả nền kinh tế, tiêu thụ hàng hóa không chỉ tùy thuộc năng lực cạnh tranh và giá sản phẩm, cũng như quan hệ cung - cầu của thị trường và các dịch vụ hậu mãi đi kèm, mà còn tùy thuộc quan trọng vào môi trường thể chế cần thiết, sự đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các khâu, các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình xác định nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản và bán hàng...

Trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Ðức Phát khẳng định: Bộ đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững; triển khai mạnh mẽ mô hình liên kết bốn nhà (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) để tổ chức lại sản xuất và tạo chuỗi liên kết thống nhất từ nuôi trồng đến chế biến, phân phối...

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, mở rộng hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà sức tiêu thụ thị trường truyền thống ít nhiều suy giảm và thị trường tiêu thụ mới chưa thật vững chắc, thì sự can thiệp của Nhà nước càng có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực tế đòi hỏi cần có thêm những chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng quy hoạch sản xuất hợp lý, gắn với triển vọng thị trường; triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và các dịch vụ hỗ trợ thị trường thiết thực, kịp thời hơn; hỗ trợ thực chất và hiệu quả hơn cho việc tiếp cận vốn, khoa học - công nghệ, đầu tư máy móc, thiết bị và áp dụng quy trình công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã hàng hóa, xây dựng, quảng bá thương hiệu và mở rộng quan hệ thị trường hàng xuất khẩu...

Trong cuộc làm việc với Bộ Công thương ngày 2-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Bộ Công thương cần tiếp tục các nỗ lực, giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước gắn với bảo vệ thị trường và sản xuất trong nước theo cơ chế thị trường; tập trung rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết theo hướng kinh tế thị trường, cạnh tranh, công khai, minh bạch, thông thoáng nhất, thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Những thủ tục gì không cần thiết, gây khó khăn, cản trở, phiền hà cho người dân, cho doanh nghiệp thì phải sửa đổi và loại bỏ, "phải sửa đổi vì cuộc sống đòi hỏi, phải sửa vì thực tiễn cuộc sống đã phát triển và vượt qua tất cả các quy định cũ của chúng ta"...

Những nhiệm vụ đó cần được cụ thể hóa về mục tiêu, lộ trình và có địa chỉ thực hiện rõ ràng, không "đá bóng trách nhiệm" và hô hào triển khai hình thức theo kiểu phong trào, vừa làm giảm sút uy tín và hiệu quả quản lý nhà nước, vừa không có lợi cho doanh nghiệp và nguời dân.

TS Nguyễn Minh Phong

nhân dân

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp bán lẻ: Chuẩn bị vào cuộc chơi mới (15/10/2014)

>   Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay có thể đạt 30 tỷ USD (15/10/2014)

>   Chính thức giao Samsung làm nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 (15/10/2014)

>   Thuốc nội tốt đa số đi đấu thầu… đều rớt (15/10/2014)

>   Doanh nghiệp vận tải container than khó với quy định về giao thông (15/10/2014)

>   Việt Nam có lợi hơn khi ký FTA (15/10/2014)

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới (15/10/2014)

>   Khoảng 10% số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả (15/10/2014)

>   Đã dỡ bỏ biển hạn chế tải trọng trên gần 1.000 cây cầu (15/10/2014)

>   TP.HCM lọt top 10 thành phố thuận lợi nhất để khởi nghiệp (15/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật