Thứ Tư, 15/10/2014 22:27

Doanh nghiệp bán lẻ: Chuẩn bị vào cuộc chơi mới

Ngày 15-10, tại TP.HCM, Hội Doanh nghiệp (DN) hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương, Câu Lạc bộ DN dẫn đầu và Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức hội thảo “Những vấn đề cấp bách của thị trường bán lẻ Việt Nam".

Các DN bán lẻ nội địa sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn khi mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào năm 2015. Ảnh: Nguyễn Huế

Nằm trong khu vực kinh tế ASEAN được đánh giá là năng động nhất thế giới, Việt Nam đang ở thời kì dân số vàng với 42% dân số ở dưới độ tuổi 25. Theo dự tính của hãng nghiên cứu Statista (Đức), thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể đạt doanh thu tới trên 80 tỉ USD/năm trong năm 2014 và có thể lên tới 100 tỉ USD/năm vào năm 2016.

Báo cáo gần đây nhất của Công ty TNHH CB Richard Ellis (CBRE) Việt Nam cũng xếp thị trường bán lẻ Việt Nam đứng thứ 2 trong số 10 thị trường hấp dẫn nhất châu Á năm 2014.

Nhận định về thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Lê Hữu Minh Quân, Phó giám đốc Khối đo lường bán lẻ của Công ty Nielsen cho rằng, mặc dù đang có sự sụt giảm tạm thời nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng về mặt dài hạn.

Năm 2015 là một năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt Nam, bởi kể từ ngày 1-11-2015 Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, năm 2015 cũng là năm Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực, cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi trong nội khối, đặc biệt 10 ngàn loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan.

Với sức ép của các cam kết mà Việt Nam đang tham gia như WTO, AEC đang mang lại lo ngại cho các DN phân phối trong nước cũng như những người có trách nhiệm làm chính sách về sự chuẩn bị cho cuộc chơi mới đầy khắc nghiệt và cạnh tranh này.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Luật sư Lê Nết, công ty Luật LNT, các DN bán lẻ Việt Nam thiếu hai điều quan trọng là vốn và công nghệ. Nếu không có các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ không thể thay đổi và cải thiện hai yếu tố ấy. Do vậy, các DN không nên lo ngại sự có mặt của nhà bán lẻ nước ngoài. Khi vào thị trường Việt Nam, các DN nước ngoài đều có chiến lược kinh doanh riêng và khai thác thị trường, không đơn thuần là đưa hàng hóa từ bên ngoài vào phân phối.

Còn theo nhận định của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, thị trường bán lẻ trong những năm tới sẽ không còn mức tăng trưởng trên 10% như trước đây. Để có thể đạt được mức tăng trưởng cao, Việt Nam cần làm nhiều thứ hỗ trợ thị trường. Các DN không thể một mình có thể cải thiện được tình hình mà cần phải có sự giúp sức của Nhà nước. Nhà nước cần thay đổi chức năng, cách thức quản lý để phục vụ cho DN tốt hơn.

Theo thông tin từ bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, các DN TP.HCM đã bàn bạc và thống nhất gửi lên cơ quan nhà nước những kiến nghị hỗ trợ cho thị trường bán lẻ thời gian tới.

Nguyễn Huế

hải quan

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay có thể đạt 30 tỷ USD (15/10/2014)

>   Chính thức giao Samsung làm nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 (15/10/2014)

>   Thuốc nội tốt đa số đi đấu thầu… đều rớt (15/10/2014)

>   Doanh nghiệp vận tải container than khó với quy định về giao thông (15/10/2014)

>   Việt Nam có lợi hơn khi ký FTA (15/10/2014)

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới (15/10/2014)

>   Khoảng 10% số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả (15/10/2014)

>   Đã dỡ bỏ biển hạn chế tải trọng trên gần 1.000 cây cầu (15/10/2014)

>   TP.HCM lọt top 10 thành phố thuận lợi nhất để khởi nghiệp (15/10/2014)

>   Thống nhất lập đường bay thẳng qua Lào, Campuchia (15/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật