Thứ Ba, 28/10/2014 06:31

Nâng vị thế mặc cả cho nông dân

Kịch bản nông sản được mùa mất giá lặp lại khi mới đây trái cà chua của nông dân Lâm Đồng phải đổ đống ra đường vì thương lái thu mua với giá quá thấp.

Trong khi đó, nhờ thông tin được cập nhật thường xuyên với độ tin cậy cao, nhiều nông dân ở Vĩnh Long và Tiền Giang lại đang bán được nông sản với mức giá cao hơn giá bán tự do trước đó.

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long tiết lộ để có được những hiệu quả bước đầu đó là nhờ tỉnh đã triển khai áp dụng kênh thông tin nông nghiệp điện tử Agri.One đến từng người nông dân. Người nông dân được cung cấp thông tin qua nhiều kênh như tin nhắn, web, tổng đài tư vấn, ứng dụng di động… Cụ thể qua điện thoại di động, người nông dân được cung cấp thông tin hoàn chỉnh một mùa vụ từ vay vốn đến chọn giống, phân bón, kỹ thuật nuôi trồng, thời tiết nông vụ, phòng trừ dịch bệnh và cuối cùng là giá cả đầu ra. Ngoài ra, ứng dụng này còn lưu lại toàn bộ lịch sử phát triển cây trồng, vật nuôi của mỗi thuê bao… Điều này sẽ giúp các chuyên gia có thể theo dõi và tư vấn suốt quá trình nuôi trồng của nông dân. Mọi thời điểm trong ngày, nông dân đều có thể biết giá bán của các loại rau quả họ định bán tại các thị trường khác nhau ở các tỉnh này, đặc biệt là ở các chợ đầu mối lớn như Vĩnh Kim (Tiền Giang), Hóc Môn và Thủ Đức (TP.HCM). Từ đó, nông dân có thể mặc cả với thương lái, doanh nghiệp, bán giá có lợi nhuận tốt nhất.

Theo TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nông dân muốn thoát “kèo dưới” thì phải nâng vị thế mặc cả của mình lên. Muốn vậy nông dân phải nắm được thông tin về giá cả thị trường, thậm chí phải mua thông tin để tạo ưu thế cho chính mình.

TS Thành cho biết ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… hiếm khi thấy cảnh được mùa rớt giá vì người nông dân nắm bắt tốt thông tin thị trường, xu hướng giá cả và tự lựa chọn đối tác là chuyện rất bình thường. Đây cũng chính là lý do các kênh thông tin nông nghiệp điện tử (cung cấp tin giá cả, thị trường) qua điện thoại khá phổ biến. Ở Việt Nam, hiện cũng có một số kênh thông tin nông nghiệp điện tử, song dường như nông dân vẫn chưa mặn mà, hoặc họ không có điều kiện tiếp cận. Thiết nghĩ rất cần sự mạnh dạn áp dụng giải pháp công nghệ, cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể từ phía chính quyền địa phương, cơ quan quản lý và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho người nông dân thoát khỏi áp lực muôn thuở - thương lái ép giá.

Minh Long

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Kinh tế TP.HCM đang khởi sắc (28/10/2014)

>   DN nông sản khó đưa hàng vào siêu thị (28/10/2014)

>   Tháng 10, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,6% (27/10/2014)

>   Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút 9,7 tỷ USD vốn FDI (27/10/2014)

>   Điều chỉnh Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (27/10/2014)

>   Số doanh nghiệp khai tử đã vượt số khai sinh trong tháng 10-2014 (27/10/2014)

>   "Xuất khẩu" nông dân: Sang Lào làm chuyên gia, lương 20 triệu/tháng (27/10/2014)

>   Tập đoàn kinh doanh của Lý Nhã Kỳ - Thua lỗ triền miên (27/10/2014)

>   Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra và vũ khí cho Việt Nam (27/10/2014)

>   Cấp phép cho bến xe sắp giải tỏa: Hứa suông với cử tri? (27/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật