Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra và vũ khí cho Việt Nam
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (từ 27 - 29.10), hai bên sẽ ký kết nhiều hiệp định về kinh tế, thương mại và quốc phòng. Báo Ấn Độ cho biết hai bên sẽ bàn việc Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra, cùng một số loại vũ khí cho Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân rời Việt Nam sang thăm chính thức Ấn Độ (từ 27 - 29.10.2014) theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
|
Báo The Hindu ngày 27.10 cho hay hai nước Việt Nam và Ấn Độ sẻ ký kết ít nhất 3 hiệp định liên quan đến việc hợp tác thăm dò khai thác dầu khí cả ở Việt Nam và Ấn Độ, hiệp định về dệt may, văn hoá.
Hai bên cũng sẽ bàn việc sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu USD của Ấn Độ để Việt Nam đặt đóng các tàu tuần tra trên biển. Dự kiến tập đoàn đóng tàu hàng đầu Ấn Độ là Goa Shipyard sẽ là nơi nhận được đơn hàng đóng ít nhất 4 tàu tuần tra biển này.
Trước đó, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9.2014. Tháng 11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ.
Mô hình tàu tuần tra biển (dài 75 m) được hãng đóng tàu Goa Shipyard giới thiệu nhằm tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu tại triển lãm Defexpo 2014 (tháng 2.2014) ở New Delhi, Ấn Độ. Dự kiến Ấn Độ sẽ cung cấp 4 tàu loại này cho Việt Nam trong khuôn khổ khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu USD.
|
Theo lịch trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Bodh Gaya ngày 27.10, và bay đến thủ đô New Delhi chiều cùng ngày. Ngày 28.10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Pranab Mukherjee...
Báo chí Ấn Độ cho biết tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một phái đoàn doanh nhân hùng hậu với các lĩnh vực dệt may, dầu khí, máy móc, công nghệ thông tin.
Dự kiến ngày 5.11 tới, hãng hàng không Jet Airways (Ấn Độ) sẽ bắt đầu các chuyến bay thẳng nối Delhi và Mumbai với TP.HCM. Hãng hàng không Vietnam Airlines cũng sẽ bắt đầu các chuyến bay liên danh với Jet Airways đầu năm 2015.
Ấn Độ dự kiến cung cấp tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos cho Việt Nam, sau khi đã nhận được sự đồng ý từ phía Nga. Tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos (Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất) có thể mang đầu đạn nặng 300 kg, tốc độ bay 3.500 km/giờ; có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và trên đất liền.
|
Trong chuyến thăm này, phía Ấn Độ sẽ bàn bạc đến khả năng cung cấp một số vũ khí và khí tài cho Việt Nam, nước bạn và là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong chính sách hướng Đông.
Theo trang tin Livemint (Ấn Độ) dẫn lời ông P.K. Chakravorty, cố vấn tập đoàn liên doanh BrahMos Aerospace (Nga - Ấn Độ) cho biết, việc Ấn Độ muốn bán tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos cho Việt Nam đã được phía Nga đồng ý.
Ấn Độ còn muốn chào hàng với Việt Nam một số khí tài quan trọng như máy bay thám thính Dornier, máy bay trinh sát không người lái (UAV), xe tăng T-72 nâng cấp, pháo tự hành, tàu tuần tra biển… Ấn Độ đã từng nâng cấp các máy bay Mig của Việt Nam, nhận huấn luyện đào tạo phi công lái tiêm kích Su-30, thuỷ thủ tàu ngầm của Việt Nam.
Máy bay trinh thám không người lái nhỏ gọn Nishant do Cơ quan nghiên cứu quốc phòng DRDO của Ấn Độ chế tạo.
|
Pháo tự hành do Ấn Độ chế tạo từ pháo mặt đất 130mm (Nga) gắn trên khung xe tăng Arjun Mk-I của Ấn Độ, tại triển lãm Defexpo 2014 ở New Delhi, Ấn Độ.
|
Xe tăng T-72 nâng cấp cùng giáp chống nổ của Ấn Độ.
|
Tin Nóng
thanh niên
|