Thứ Năm, 02/10/2014 14:10

Loạn phụ phí từ các hãng tàu ngoại

Kỳ I: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu bức xúc

Việc thu các loại phụ phí bấp hợp lý của các hãng tàu biển nước ngoài đã khiến nhiều DN kinh doanh hàng XNK vô cùng bức xúc. Vậy các cơ quan chức năng sẽ có chế tài gì để giải quyết “vấn nạn” này?

* Phụ phí... “trời ơi”

 

Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, số lượng DN thực tế có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng trên 50.000, trong đó lượng hàng hóa XNK bằng container của 3 ngành dệt may, da giày, chế biến chiếm gần 40% sản lượng. Đáng nói hơn, con số phụ phí lạm thu thực tế sẽ rơi vào khoảng… 29 nghìn tỷ VND. Số tiền này rơi vào tay các chủ tàu nước ngoài thay vì những DN trong nước.

“Trăm” phí đổ đầu DN

Vào năm 2009, các chủ hàng VN mất khoảng 300 triệu USD các loại tiền phí. Hiệp hội Da giày VN cho biết, chỉ riêng các DN thuộc hiệp hội phải chi trả khoảng 110 triệu USD mỗi năm cho các loại phụ phí mà hãng tàu thu. Đây là lợi nhuận ròng của các hãng, còn với các DN Việt, đây lại là tiền mất trắng, vì không được hạch toán vào chi phí sản xuất. Hiện nay tại Hải Phòng có tới gần trăm hãng tàu, đại lý nhỏ và những người làm công việc giao nhận vận tải. Về cơ bản, đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.

Theo tìm hiểu của PV, phí tiền cược cont đối với hàng đi tới vùng biên giới: loại cont 20 feet là 10 triệu, loại cont 40 feet là 20 triệu. Đối với cont hàng lạnh loại cont 20 feet giá 100 triệu, 40 feet 150 triệu. Bên cạnh đó hãng tàu còn yêu cầu khách hàng xuất trình công văn cam kết và mua bảo hiểm vỏ cont lạnh theo giá trị bảo hiểm như: cont 40 fit RF 30.000 USD, 20 fit RF 20.000 usd. Hàng rút ruột tại bãi cont 40 fit RF 20 triệu, 20 fit RF 10.000 USD. Phí vệ sinh container cho hàng hóa thông thường: loại cont 20 feet là 100.000 VND, loại cont 40 feet là 200.000 VND. Đối với hàng hóa đặc biệt (hàng đã qua sử dụng, hàng nguyên liệu, phế liệu, kim loại sắt thép, thức ăn gia súc, hàng công lạnh, hàng nguy hiểm…), cont 20 feet là 250.000 VND, cont 40 feet là 350.000 VND…

Theo phản ánh của một vài chủ DN có hàng XNK thì tiền cược công lạnh của Cty TNHH Marina Logistics - đại lý hãng tàu Mariana Express của Singapore cao hơn so với các hãng tàu khác. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, giá cược vỏ cont đối với hàng thông thường đi trong TP Hải Phòng: loại cont 20 feet là 2 triệu, 40 feet là 4 triệu. Đối với những loại hàng rời: cont 20 feet: 5 triệu đồng, 40 feet: 10 triệu đônồng. Đối với hàng chuyển cửa khẩu, hàng đi các tỉnh - thành phố xa, cont loại 20 feet là 10 triệu , 40 feet là 20 triệu. Hàng lạnh cont 20 feet tiền cược vỏ lên tới 150 triệu, 40 feet 200 triệu. Chỉ riêng tiền cược vỏ cont hàng lạnh này cũng làm nhiều DN điêu đứng.

Theo chủ các DN, những loại phụ phí này được các hãng tàu áp giá một cách tràn lan, không có một cơ sở nào hết, hoặc có thì DN cũng không nắm được. Mỗi hãng tàu có một mức thu khác nhau khiến cho tình trạng loạn giá phụ phí xảy ra trong suốt thời gian dài, DN mệt mỏi, bức xúc.

Ai bảo vệ DN?

Một DN kinh doanh hàng XNK tại Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi không thắc mắc tên các loại phí cần phải nộp, nhưng cơ quan nào đứng ra quản lý việc loạn giá phí? cơ quan nào đứng ra tính toán số phí phải nộp như vậy là hợp lý? Riêng tại Hải Phòng đã có tới hàng trăm hãng tàu và đại lý đại diện hãng tàu, nhưng mà mức thu các loại phí này không có một quy chuẩn nào hết, mạnh ai nấy thu, thu bao nhiêu DN có hàng XNK phải nộp bấy nhiêu. Thậm chí, sàn container bị xước cũng bị nộp phí,. Sự áp phí của các hãng tàu là không minh bạch khi cùng một loại hàng, cùng một cảng đến mà giá giữa các hãng chênh lệch nhau rất nhiều”.

Chủ một DN xuất khẩu dệt may tại Hải Phòng (không muốn cho biết tên) cũng cho biết: “DN đề nghị các hãng tàu công bố rõ ràng, minh bạch thông tin, cơ sở tính phí nhưng đều không được đáp ứng. Nhiều DN cho biết họ không có quyền lựa chọn hãng tàu... Nhiều khi hàng đóng trong container nhập về mà không đúng quy định của hãng tàu cũng bị thu phí, đó là sự bất hợp lý vì chúng tôi đâu có đóng container?”.

Việc tăng thu các loại phụ phí hàng hóa tại cảng biển đang là gánh nặng đè lên vai các DN.

Vấn đề thu phí tràn lan của các hãng tàu nước ngoài là nỗi nhức nhối nhiều năm với các cơ quan quản lý của VN. Cục Hàng hải cho biết đang rà soát những khoản thu phí của những hãng tàu ngoại tại VN. Khi phát hiện hãng tàu nào thu phí cao hơn thông lệ hoặc có lý do không chính đáng, Cục sẽ "báo cáo Bộ GTVT có biện pháp xử lý". Hỗ trợ lớn nhất mà Cục Hàng hải đã làm, là kiến nghị với Bộ GTVT giao cho Cục phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh, Cục XNK (Bộ Công Thương), VCCI và các hiệp hội, ngành hàng tiến hành rà soát các loại phụ phí. Sau đó so sánh với quy định của VN và thông lệ hàng hải. Khi có kết quả thì sẽ báo cáo Bộ GTVT để yêu cầu hãng tàu ngừng thu một số loại phụ phí không hợp lý.

Việc tăng giá cước vận chuyển của các hãng tàu, đặc biệt là việc tăng thu các loại phụ phí hàng hóa tại cảng biển đang là gánh nặng đè lên vai các DN nhưng khi phải công khai đứng ra phản đối việc loạn giá thu phụ phí của các hãng tàu thì nhiều DN lại không muốn lộ diện vì sợ gây trở ngại sau này. Rõ ràng ở đây buộc phải có sự vào cuộc của nhà nước, các Bộ, ngành liên quan, các hiệp hội để điều tiết, chấn chỉnh việc loạn thu phụ phí của các hãng tàu như hiện nay.

Thu Hà - Thanh Vân

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Đề xuất xây casino ở Lý Sơn (02/10/2014)

>   Samsung có thể xây nhà máy đóng tàu 950 triệu USD ở Việt Nam (02/10/2014)

>   Hạn hán cực kỳ nghiêm trọng: Chính phủ chỉ đạo hành động quyết liệt (04/03/2016)

>   ​Trắng tay vì mua tài sản đấu giá (02/10/2014)

>   Thông qua báo cáo đầu tư cảng hàng không Long Thành (02/10/2014)

>   Samsung sẽ đầu tư 560 triệu USD xây nhà máy sản xuất Tivi tại Việt Nam (02/10/2014)

>   Tổng rà soát tồn kho để ngăn xuất lậu khoáng sản (02/10/2014)

>   Ích lợi của tư duy phát triển xanh (02/10/2014)

>   Chuyển giao KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp về tỉnh Tiền Giang (02/10/2014)

>   Kinh doanh ế ẩm, quy hoạch vẫn nghìn siêu thị (02/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật