Thứ Bảy, 04/10/2014 11:28

DN Việt đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Cơ hội để DN Việt tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đang mở ra. Nhưng để nắm bắt được thời cơ này, DN Việt còn nhiều việc phải làm. Phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) xung quanh vấn đề này.

* Đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội nhập

* Độc lập, tự chủ không có nghĩa là “cô độc”

* Bài toán hướng tới tự chủ kinh tế trong "một thế giới phẳng"

 

Thưa ông, gần đây, Tập đoàn Samsung chính thức "đánh tiếng" kêu gọi DN Việt tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của tập đoàn này bằng cách cung cấp linh kiện, phụ tùng mà họ đang có nhu cầu. Theo ông, đây có phải là một cơ hội để các DN Việt hiện thực hóa giấc mơ tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu?

Trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ngoài việc huy động được nguồn vốn công nghệ của DN FDI đó, tất cả các nước đều mong muốn móc nối hoạt động của DN trong nước với các DN FDI, nhất là các tập đoàn đa quốc gia để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã huy động được một lượng vốn FDI đáng kể, thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia đến mở rộng đầu tư ở nước ta. Thế nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn chưa làm được việc liên kết sản xuất giữa DN trong nước với các DN FDI. Vì vậy khi DN FDI vào hoạt động ở Việt Nam, các DN trong nước cũng vẫn chỉ cặm cụi làm theo kiểu của riêng mình, không có nhiều DN mạnh dạn bắt tay sản xuất cùng các DN FDI... Hệ quả là, nhiều DN Việt Nam lại "kêu ca" việc bị DN FDI gây sức ép, cạnh tranh trên chính sân nhà.

Tham gia vào chuỗi sản xuất của DN FDI, tôi thấy DN Việt có 3 phản ứng. Một là nghi ngờ liệu khi sản xuất ra sản phẩm Samsung có mua hay không. Hai là đề nghị Samsung đầu tư để DN Việt sản xuất chứ không dám bỏ tiền túi ra làm. Ba là cho rằng không thể làm được. Tất cả đều là những phản ứng tiêu cực. Nếu phản ứng theo 3 kiểu trên thì không bao giờ DN Việt khá lên được, không bao giờ kinh tế Việt Nam phát triển lên và nói DN Việt Nam tham vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu chỉ là "nói suông".

DN Việt dè dặt với cơ hội hiện hữu mà một tập đoàn lớn đem lại. Điều này nói lên vấn đề gì về năng lực của một bộ phận DN Việt, thưa ông?

Nó thể hiện tâm lí DN trong nước còn tự ti, đầu tư sản xuất kinh doanh theo kiểu "ăn xổi", tầm nhìn ngắn hạn mà không để ý đến lợi ích lâu dài. Điều đó cũng thể hiện tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, tiểu nông vẫn còn ám ảnh nặng nề ở trong các DN Việt Nam.

Như vậy việc DN Việt chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu chủ yếu là do chủ quan của DN trong nước, thưa ông?

Đầu tiên là do ý chí của DN Việt. DN chưa có ý chí làm ăn lâu dài, thiếu một tầm nhìn dài hơi. Thứ hai DN không chịu đầu tư công nghệ trước để đón đầu xu hướng mà chỉ muốn nhập máy móc công nghệ lạc hậu với giá rẻ. Đó là điều đáng trách của DN Việt Nam. Các phương tiện thông tin đại chúng cần góp phần "gột rửa" tư tưởng này bằng cách đề cập nhiều đến tầm quan trọng của việc tham gia chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Đồng thời, Chính phủ cần có chính sách kích thích DN Việt có được bản lĩnh, dám đương đầu trong môi trường hội nhập quốc tế, cạnh tranh quốc tế, tự tin vào việc tham gia chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Thực tế thời gian qua, bàn tay của Chính phủ đã giúp DN Việt quá nhiều, giúp đến mức o bế nên đã vô tình tạo ra một đội ngũ DN chỉ biết trông chờ vào Nhà nước, không dám cạnh tranh. Đó là tàn dư của chế độ bao cấp để lại.

Vậy là muốn tham gia chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, phải dựa vào chính sự nỗ lực của cộng đồng DN trong nước, thưa ông?

Đúng vậy. DN phải xem xét và nắm được xu thế của thế giới, cả về công nghệ, trình độ quản lí, đảm bảo một mô hình quản lí hiện đại, các sản phẩm sản xuất ra tái chế được, đảm bảo nhãn hiệu xanh, đáp ứng an sinh xã hội trong quá trình sản xuất... Có như vậy, DN Việt mới tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Không chú ý đến điều này, DN Việt chỉ có thể đứng ngoài nhìn.

Xin cảm ơn ông!

Ông Trương Thanh Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương):

DN Việt Nam hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ. Do vậy, mục tiêu của Nghị định là hỗ trợ mạnh cho các DN này và đề xuất cho DN vay với lãi suất thấp, hưởng ưu đãi nhiều hơn. Các sản phẩm danh mục CNHT rất đa dạng. Riêng ô tô có tới 24.000 linh kiện nên rất khó để liệt kê hết và biến đổi liên tục nên Bộ Công Thương sẽ linh hoạt trong việc xét duyệt ưu đãi. Bộ cũng sẽ bổ sung thêm các ngành công nghiệp cơ bản như đúc, rèn, xử lý nhiệt... vào danh mục CNHT. Riêng ngành dệt may cần CNHT lớn nhưng chu kỳ quay ngắn. Vì vậy không nên tập trung vào đòn bẩy tài chính mà cần có nhiều biện pháp hỗ trợ phi tài chính như chuyển giao công nghệ, phí môi trường...

Ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Bắc Việt:

Từ trước đến nay, chưa có một Nghị định nào về CNHT, mới chỉ có các quyết định và các quyết định này phải dẫn chiếu đến các văn bản khác. Khi ưu đãi nằm rải rác ở nhiều văn bản như vậy sẽ dẫn tới sự khó hiểu cho nhà đầu tư là tất yếu và việc áp dụng vào đời sống kinh tế sẽ phức tạp và khó khăn. Nghị định về CNHT ra đời sẽ quy định được các vấn đề. Khi cầm nghị định để thực hiện, DN có thể biết mình được ưu đãi những gì, còn các cán bộ thực thi của cơ quan nhà nước chỉ cần xem nghị định có thể biết nhiệm vụ của mình là gì. Chúng tôi kỳ vọng vào sự triển khai thực tế của nghị định chứ không phải làm ra nghị định rồi “để đấy” như những quyết định đã ban hành trước đó.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam:

Để Nghị định được thực hiện tốt, rất cần có cơ chế một cửa. DN thuộc diện được ưu đãi không thể tiếp tục rơi vào tình trạng đến bộ này bị chỉ sang bộ kia. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương nên tập hợp danh mục linh, phụ kiện mà các DN FDI cần mua để làm cẩm nang cho DN trong nước. Hơn nữa, làm CNHT cần vốn đầu tư rất lớn, chiến lược dài hạn, nên không thể có chuyện DN FDI chỉ nói “cứ làm đi, đạt chất lượng thì chúng tôi mua” là lập tức DN trong nước đầu tư sản xuất. Thực tế hiện nay để gặp và làm việc được với các DN FDI là không dễ dàng, Bộ Công Thương cần là cầu nối để DN trong nước tiếp cận trực tiếp được với họ, tìm cho được tiếng nói chung.

P.T (ghi)


Lương Bằng (thực hiện)

hải quan

Các tin tức khác

>   WCO đánh giá kết quả kiểm soát "mặt hàng chiến lược" (04/10/2014)

>   Vạch mặt 3 “kẻ thù” nguy hiểm đối với đường bộ? (04/10/2014)

>   Vạch mặt 3 “kẻ thù” nguy hiểm đối với đường bộ? (04/10/2014)

>   'Việt-Mỹ có thể thay đổi tương lai' (04/10/2014)

>   Chip vi xử lý Việt Nam lần đầu bán ra thị trường (04/10/2014)

>   Nhân rộng khu nông nghiệp công nghệ cao (04/10/2014)

>   Thương xá Tax mới sẽ cao 40 tầng (04/10/2014)

>   Câu hỏi còn treo ở Diễn đàn Kinh tế mùa thu (04/10/2014)

>   58 doanh nghiệp game online doanh thu 7.900 tỉ đồng (04/10/2014)

>   Nhập siêu với Trung Quốc vẫn tăng mạnh (04/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật