Thứ Ba, 14/10/2014 15:12

Cục Quản lý giá: Dự báo CPI tháng 10 có thể tăng nhẹ

Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng nhẹ so với tháng 9-2014.

Cơ quan này cho biết, theo nhận định của các tổ chức kinh tế quốc tế, áp lực về lạm phát của kinh tế thế giới trong năm 2014 dự kiến ở mức vừa phải do nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hồi phục chậm.

Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo giá cả hàng hóa trong vòng 12 tháng tới có xu hướng ổn định hoặc giảm ngoại trừ các mặt hàng lương thực. Giá gas dự báo tăng trong mùa đông tới phản ánh tính mùa vụ. Giá các mặt hàng năng lượng khác dự báo giảm do nguồn cung vẫn đảm bảo. Các mặt hàng lúa mì và ngô dự báo tăng tương ứng là 11% và 6% trong năm tới do những lo ngại về lượng mưa tăng cao ảnh hưởng tới năng suất tại một số khu vực trồng trọt chính của Mỹ. Giá cà phê cũng có khả năng tăng khoảng 6% trong 12 tháng tới do năng suất vụ mùa tại Brazil dự báo giảm.

Trong nước, tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường tương đối ổn định; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tổng cầu vẫn còn yếu, nợ xấu còn lớn...

Ba tháng cuối năm 2014 cũng tiềm ẩn khả năng tăng cục bộ giá cả thị trường do tình hình thiên tai, thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn phức tạp; nhu cầu cuối năm tăng chuẩn bị cho tết Dương lịch và tết Nguyên đán 2015 theo quy luật hàng năm.

Riêng trong tháng 10-2014, giá dịch vụ giáo dục (học phí), giá một số dịch vụ khám chữa bệnh công lập có thể được điều chỉnh tại một số địa phương; giá nước sạch điều chỉnh tăng tại Hà Nội; thời tiết chuyển mùa, nhu cầu một số hàng hoá như đồ may mặc, thiết bị và đồ dùng trong nhà có khả năng tăng; mùa mưa bão tiếp diễn... có thể gây sức ép lên mặt bằng giá.

Tuy vậy, cung cầu hàng hoá trong nước vẫn cơ bản ổn định; giá một số hàng hóa thiết yếu có xu hướng ổn định hoặc giảm như lúa, gạo, đường, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, muối, thức ăn chăn nuôi, thép xây dựng, LPG...; cùng với việc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả... là các yếu tố góp phần làm bình ổn giá thị trường.

H.Vân

Hải quan

Các tin tức khác

>   Nợ công Việt Nam cận kề ngưỡng rủi ro (14/10/2014)

>   Có bất thường khi công khai ngân sách Việt Nam xếp vào nhóm cuối? (13/10/2014)

>   Doanh nhân nữ đóng góp 30% GDP (13/10/2014)

>   Luật sư Nguyễn Trần Bạt: Vẫn còn nguyên những vấn đề cần tái cấu trúc (12/10/2014)

>   Thu nhập người Việt sắp bị Lào, Campuchia vượt qua (11/10/2014)

>   Kinh tế Việt Nam cần thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển mới (10/10/2014)

>   Chất lượng giám sát đầu tư còn đáng lo hơn (10/10/2014)

>   Kinh tế 2015: Cần ”gỡ khó” hơn ”ổn định vĩ mô” (09/10/2014)

>   Chủ tịch Quốc hội lo đời sống người dân lỡ nhịp tăng GDP (09/10/2014)

>   Mũi nhọn cho kinh tế Hà Nội? (09/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật