Thứ Tư, 24/09/2014 21:58

Xuất khẩu sang EU có thể tăng tới 40%

Theo dự báo của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng từ 30 đến 40% khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU được ký kết.

Doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật... để mở rộng xuất khẩu sang EU. Ảnh internet.

Bà Maylis Labayle, Giám đốc Chính sách thương mại của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, khi FTA Việt Nam - EU được ký kết dự đoán sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 15%.

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự đoán tăng 30-40%, nhập khẩu từ EU tăng 25-35%. Ngoài ra, FTA Việt Nam- EU có hiệu lực tạo điều kiện cho Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh tốt hơn, thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI từ EU.

"FTA Việt Nam – EU được ký kết tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU nhiều hơn. EU sẽ xuất nhiều hàng công nghệ cao sang Việt Nam trong khi đó, Việt Nam sẽ xuất nhiều hàng dệt may, da giày, gạo, cà phê, mật ong, thủy sản…sang EU”, bà Maylis Labayle nói.

Những thông tin này được bà Maylis Labayle đưa ra tại hội thảo “Thị trường EU- Cơ hội và thách thức mới, nhu cầu từ một số thị trường tiêu biểu” do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24-9.

Những cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi FTA được ký kết được ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng phòng Chế biến, Cục Chế biến nông- lâm- thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) “cắt nghĩa” rõ hơn. Sản phẩm mật ong của Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Sữa ong chúa ở Việt Nam bán giá chỉ khoảng mấy trăm nghìn đồng/kg nhưng tại thị trường châu Âu, mặt hàng này có giá bán hàng trăm USD/kg. Đây là lợi thế lớn về giá của hàng hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, do còn hạn chế về chất lượng nên xuất khẩu mật ong sang thị trường này còn rất ít, chưa tương xứng với nhu cầu tiêu thụ mật ong của thị trường này. “Những năm trước do có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên mật ong của Việt Nam bị dừng không được xuất khẩu sang EU và mới chỉ tái xuất khẩu sang EU từ năm 2013”, ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng, EU có những yêu cầu rất chặt chẽ về an toàn thực phẩm, an toàn môi trường. Vậy nên, muốn tận dụng được những cơ hội của thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ, tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, hướng đến mở rộng các cơ hội thâm nhập vào thị trường này.

Ông Dũng nói thêm: “Mỗi doanh nghiệp phải đề ra được chiến lược phát triển xuất khẩu, tạo dựng được thương hiệu cho cả doanh nghiệp và sản phẩm để nâng tính cạnh tranh”.

Phan Thu

hải quan

Các tin tức khác

>   Hà Nội sẽ phát hành 3000 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô (24/09/2014)

>   Nhiều tỉnh doanh nghiệp ‘khai sinh’ ít, ‘khai tử’ nhiều (24/09/2014)

>   Thị trường ô tô tăng trưởng nhưng chưa ổn định (24/09/2014)

>   Dự án Formosa nhận thêm hỗ trợ từ Chính phủ (24/09/2014)

>   Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 216 tỷ USD sau 9 tháng (24/09/2014)

>   Ông Lê Kiên Thành: Điều cha tôi luôn muốn cắt nghĩa (24/09/2014)

>   Công bố mức thu nhập "khủng" của lãnh đạo 11 tập đoàn kinh tế lớn (24/09/2014)

>   Đại gia thủy sản lâm nguy (24/09/2014)

>   Chi phí nông nghiệp Việt Nam quá cao (24/09/2014)

>   Nhận thức về công nghệ hỗ trợ đã sát hơn với thực tế (23/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật