Thứ Sáu, 19/09/2014 15:59

Thấy gì đằng sau câu chuyện Thống đốc Ngân hàng “điện thoại cho người thân”?

Ngồi trong hội trường lớn của tỉnh Thanh Hóa với sự có mặt của hàng trăm doanh nghiệp, và một câu hỏi chung về việc “khó tiếp cận vốn ngân hàng”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã kể lại một câu chuyện “dí dỏm” về cú “điện thoại cho người thân”.

Rằng tại diễn đàn Quốc hội, ông từng trình bày bên lề với Chủ tịch Quốc hội: “Người ta hỏi các trường hợp nhỏ và chi tiết quá, lại ở các địa bàn xa, em với bác ở Hà Nội làm sao nắm hết được khi mà chưa được báo cáo. Với mức độ như vậy, có lẽ em phải giống như chơi “Ai là triệu phú” ấy, xin một quyền giải thoát, phải gọi điện thoại cho người thân. Để trả lời cụ thể đại biểu Quốc hội, em phải gọi hỏi xem ông giám đốc ngân hàng địa bàn đó chuyện là như thế nào”.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình

Câu chuyện hàm ý rất rõ: Rằng Thống đốc không thể giải thích cho từng ý kiến vì sao không hoặc chưa vay được vốn. Nhưng cũng rất rõ ràng, đó không phải là một câu trả lời.

Ngân hàng đang thừa tiền, đang ùn ứ. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm chỉ ì ạch ở con số 1,34%, một “tốc độ của rùa” so với mục tiêu 12-14%. Mà thừa tiền ở nhà băng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị đẩy ra “chiến trường” với hai bàn tay trắng, đồng nghĩa với việc làm và hàng loạt các hệ lụy khác từ việc tắc dòng vốn. Thừa đến mức họ quan tâm đến trái phiếu chính phủ, một khoản thực chất hoàn toàn không phải là hoạt động “buôn tiền”.

Thừa đến độ, có ngân hàng gần như “cho không” lãi suất trong 2 tháng đầu, tất nhiên là đối với những khoản vay siêu nhỏ, vay tiêu dùng, mua nhà, xe hơi.

Nói cho cùng, việc thừa tiền trong nhà băng, nguy hiểm chẳng khác gì một giai đoạn ngân hàng “vung tay quá trán” đổ vốn ào ào. Bởi tránh được “quả dưa” nợ xấu thì lại vớ phải “vỏ dừa” - một nền kinh tế cầm hơi.

Xét đến cùng, việc tắc nguồn vốn, chẳng lẽ lại thuộc trách nhiệm của ai đó ngoài ngân hàng?!

Vào thời điểm Thống đốc kể câu chuyện “dí dỏm” về cú “điện thoại cho người thân”, một ông chủ nhà băng cũng kể lại câu chuyện hộp bánh trung thu không ít “dí dỏm” hơn tẹo nào: “Trước kia ngân hàng sướng lắm “ngồi mát ăn bát vàng”, doanh nghiệp nài nỉ mãi mới cho vay. Nhưng giờ đây, dịp trung thu này, lãnh đạo cao cấp ngân hàng bận nhất chỉ đi tặng quà, lượng quà mà doanh nghiệp khách hàng tặng lại rất ít. Chúng tôi phải chăm sóc khách hàng tốt, nếu không một ngày đẹp trời họ sẽ đáo hạn trước và bỏ đi”.

Nếu Thống đốc thật sự tin vào những câu chuyện “dí dỏm” từ địa chỉ của các cú “điện thoại cho người thân” như vậy thì có lẽ, ông sẽ còn phải “gọi điện cho người thân” dài dài.

Đào Tuấn

dân việt

Các tin tức khác

>   Công chức được vay đến 2 tỉ đồng mua nhà (19/09/2014)

>   Xử lý sở hữu chéo ngân hàng: Phải xác minh rõ nguồn tiền (19/09/2014)

>   Ngập tiền! (19/09/2014)

>   Ngân hàng đang 'ôm' 162,2 ngàn tỉ đồng nợ xấu (19/09/2014)

>   Cần 10.000 tỉ đồng để xử lý nợ xấu (19/09/2014)

>   Ngân hàng muốn cho vay tiêu dùng phải lập công ty tài chính? (18/09/2014)

>   Tái cấu trúc nguồn nợ cũ (18/09/2014)

>   Dự thảo Thông tư Quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính (18/09/2014)

>   HDBank khai trương chi nhánh đầu tiên tại Quảng Ninh (18/09/2014)

>   “Dư nợ tín dụng 2015 tăng khoảng 12 - 14%” (18/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật