Thứ Hai, 22/09/2014 11:32

IPO Vinatex: 90% đấu giá thành công, nhà đầu tư ngoại gom 55 triệu cp

Sáng ngày 22/09, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức đấu giá cổ phần phát hành ra công chúng lần đầu (IPO). Kết quả, có 55 triệu cổ phiếu Vinatex đã thuộc về tay các nhà đầu tư ngoại, ứng với 50% cổ phần được mua.

Cụ thể, buổi đấu giá có sự tham gia của 87 nhà đầu tư đăng ký đấu giá 110.5 triệu cp, tương ứng với hơn 90% lượng cổ phần chào bán (121,999,150 cp). Trong đó gồm 54 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 18 cá nhân nước ngoài, 3 tổ chức trong nước và 12 tổ chức nước ngoài.

Mức giá cao nhất mà nhà đầu tư đặt mua là 12,000 đồng/cp với khối lượng chỉ 200 đơn vị, mức giá đặt mua thấp nhất là 11,000 đồng/cp với phần lớn khối lượng được đấu giá. Trong đó, Chứng khoán BIDV (BSI) là đơn vị có khối lượng đặt mua lớn nhất gồm 1 lô 30 triệu, 1 lô 15 triệu, 1 lô 10 triệu, 2 lô 5 triệu và một vài lô ở các mức khối lượng thấp hơn (hầu hết đều ở mức giá 11,000 đồng/cp). Ngoài ra, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và Chứng khoán TPHCM (HSC) cũng đăng ký mua trên 15 triệu đơn vị.

Kết quả buổi đấu giá

Như vậy, với mức giá bình quân thành công là 11,000 đồng/cp, Vinatex thu được tổng giá trị 1,216 tỷ đồng. Mặc dù Tập đoàn tiến hành đấu giá 122 triệu cp nhưng chỉ có 110.6 triệu đơn vị được mua, ứng với tỷ lệ thành công là 90%. Đợt IPO này của Vinatex có 30 nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đã mua trọn hơn 55 triệu cổ phiếu.

Sau IPO, Tập đoàn cơ cấu vốn sẽ là 51% nhà nước, 24% nhà đầu tư chiến lược, 0.6% người lao động và 24.4% các nhà đầu tư khác.

Theo các thông tin công bố trước đó, hai nhà đầu tư chiến lược sẽ mua cổ phần Vinatex là Tập đoàn Vingroup – CTCP (HOSE: VIC) và CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D). Cụ thể, VIC sẽ mua 50 triệu cp ứng với 10% vốn và V.I.D mua 70 triệu cp tương đương 14% vốn.

Tại các buổi hội thảo giới thiệu cổ phiếu Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ông Lê Tiến Trường, Thành viên HĐTV cho biết sau IPO Vinatex đã định ra lộ trình 3 năm sau sẽ niêm yết trên các sàn giao dịch có tổ chức. Nguyên nhân là Vinatex muốn hoàn thiện quá trình tái cấu trúc, hoàn thiện chuyển dịch mô hình sản xuất sang phương thức sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) thành công và ổn định đội ngũ quản lý trước khi niêm yết.

Bên cạnh đó, về định hướng kinh doanh, Vinatex hướng tới hoạt động theo mô hình đa ngành, đa sở hữu với lĩnh vực cốt lõi là ngành Dệt may. Tập đoàn sẽ chỉ sở hữu 51 – 65% các đơn vị thành viên nằm trong chuỗi ODM, còn các đơn vị khác sẽ giảm dần tỷ lệ sở hữu xuống khoảng 30%.

Mỹ Hà

Các tin tức khác

>   HOSE: Thông báo kết quả đấu giá cổ phần của Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (22/09/2014)

>   Vinamotor loay hoay tìm đối tác ngoại (19/09/2014)

>   Nhà đầu tư Pháp muốn mua cổ phần Tổng Công ty Cảng hàng không (18/09/2014)

>   Hủy bán đấu giá 5.5 triệu cp CTCP Thương mại Dịch vụ VDA Đà Nẵng (18/09/2014)

>   IPO SASCO: Nhà đầu tư gom sạch hơn 31 triệu cp, giá bình quân 19,300 đồng/cp (18/09/2014)

>   Cổ phần hóa ngành đường sắt: Gánh nặng ở công ty con (17/09/2014)

>   Cấp nước Tân Hòa: Đấu giá thành công 1.4 triệu cp (17/09/2014)

>   IPO Vinatex: Gần 90 nhà đầu tư đăng ký đấu giá 90% cổ phần (17/09/2014)

>   Rắc rối xung quanh việc chuyển nhượng cảng Nha Trang (16/09/2014)

>   Vietnam Airlines nhắm nhà đầu tư chiến lược là hãng hàng không (15/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật