Thứ Tư, 03/09/2014 17:06

Cổ phần hóa không cần IPO?

Đây có thể là đề xuất táo bạo nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. Tuy nhiên, sau khi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, DN có thể thực hiện IPO để thoái bớt phần vốn của nhà nước tại DN- đối với những DN có chủ trương nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

Nếu IPO bằng mọi giá, để đảm bảo tiến độ, thì đồng vốn của nhà nước, của dân sẽ bị bán đổ, bán tháo với giá rẻ mạt!

Trong DN cổ phần hóa, nhà đầu tư chiến lược đóng vai trò rất quan trọng, bởi ngoài việc chào bán được cổ phần với số lượng lớn, sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược sẽ hỗ trợ DN nâng cao quản trị, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, quy định hiện nay, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược không được ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư khác.

Không có cơ chế ưu đãi riêng

Theo quy định hiện hành, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định theo nguyên tắc: Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của một cuộc đấu giá công khai.

Ngoài ra, đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai là giá thỏa thuận giữa các bên (trường hợp thỏa thuận) hoặc là giá đấu thành công (đối với trường hợp đấu giá) nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt. Như vậy, nếu trước đây nhà đầu tư chiến lược khi mua cổ phần có thể giảm 20% so với giá đấu bình quân thì theo quy định hiện hành giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược không được ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư khác. Điều này cũng giảm bớt sự thu hút tham gia của các nhà đầu tư chiến lược cho cổ phần hóa.

Với những DN có điều kiện, thì thực hiện IPO. Còn những DN chưa có điều kiện IPO ngay, thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác.

Bên cạnh đó, mặc dù nhà đầu tư chiến lược có thể mua cổ phần với giá thỏa thuận trước khi đấu giá công khai cổ phần trên cơ sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đa số các DN cổ phần hóa đều chọn đấu giá công khai trước và lấy giá đấu thành công bình quân làm giá bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Hình thức này dễ thực hiện bởi không phải đàm phán giá với nhà đầu tư chiến lược và giảm áp lực về trách nhiệm trong việc bán rẻ vốn nhà nước, nhưng cũng sẽ khó hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược và tiềm ẩn rủi ro khi không bán hết số cổ phần mang đấu giá công khai.

Mặt khác, đối với những DN làm ăn tốt, lĩnh vực hoạt động có tiềm năng phát triển thì thường được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản cụ thể của cơ quan chức năng về tỷ lệ cổ phần được mua của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại các DN cổ phần hóa trong từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. Việc quyết định tỷ lệ cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đang do Ban chỉ đạo cổ phần hóa DN trình cơ quan có thẩm quyền quyết định như Hội đồng thành viên tập đoàn/Tổng công ty là công ty mẹ, bộ chủ quản và có thể phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, quy định này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thời gian thực hiện cổ phần hóa do nhiều DN cùng thực hiện cổ phần hóa và phải trình nhiều cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chưa đủ điều kiện thì chuyển thành công ty cổ phần?

Bàn về những vướng mắc khi cổ phần hóa DNNN, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho rằng, những vướng mắc trên đây có thể cản trở nhà đầu tư ngoại tham gia vào quá trình cổ phần hóa hiện nay. SCIC cho rằng có thể thực hiện phương thức cổ phần hóa DN nhưng không cần chào bán cổ phần ra công chúng (IPO) đối với những DN có nhà đầu tư chiến lược tham gia và cam kết mua hết số cổ phần chào bán (ngoài số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn).

Theo SCIC, ngoài phương thức cổ phần hóa như hiện nay, có thể thực hiện theo cách: DN đàm phán giá bán, số lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược trước, sau đó bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn, rồi chuyển DN thành công ty cổ phần. Sau khi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, DN có thể thực hiện IPO để thoái bớt phần vốn của nhà nước tại DN (đối với những DN có chủ trương nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối).

Được biết, Bộ Tài chính đã có đề xuất Chính phủ chấp thuận phương án, với những DN có điều kiện, thì thực hiện IPO. Còn những DN chưa có điều kiện IPO ngay, thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác.

Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại rằng, cách làm này làm cổ phần hóa trở nên hình thức và gây tốn kém cho ngân sách, trong khi mục tiêu lấy cổ phần hóa để đổi mới về chất hoạt động của DN. Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho rằng, đây là giải pháp cuối cùng, nhằm đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa 432 DN trong bối cảnh thị trường vốn, thị trường chứng khoán chưa phục hồi tốt.

"Sức cầu của thị trường chứng khoán còn hạn chế, trong khi số lượng DN cổ phần hóa, IPO tăng đột biến, đang dẫn tới hiện tượng bội cung. Hệ quả là nhiều đợt IPO không mấy thành công. Trong bối cảnh này nếu cứ IPO bằng mọi giá, để đảm bảo tiến độ, thì đồng vốn của nhà nước, của dân sẽ bị bán đổ, bán tháo với giá rẻ mạt, thậm chí dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn. Do đó, việc áp dụng phương thức cổ phần hóa mới là chuyển DNNN thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động..., nhằm bước đầu cải thiện chất lượng quản trị, cũng như tính minh bạch trong hoạt động của DN", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, phương thức cổ phần hóa mang tính “trung chuyển” trên là hợp lý trong bối cảnh sức cầu của thị trường chứng khoán chưa được cải thiện, bởi nó chuẩn bị lượng hàng hóa đa dạng cho thị trường. Cùng với việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang triển khai một số giải pháp, nhằm gia tăng sức hấp dẫn cho các đợt IPO, cải thiện sức cầu cho thị trường, thì lượng hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn sẽ được đưa ra IPO khi thị trường chứng khoán khởi sắc. Điều này vừa góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa diễn ra ở cấp độ sâu và nhanh hơn, vừa giúp mang lại giá trị thặng dư cao hơn cho đồng vốn nhà nước, đồng thời tránh tạo áp lực tăng cung lớn cho thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn khiến tác động tiêu cực đến thị trường, cũng như kế hoạch cổ phần hóa.

Minh Anh

hải quan

Các tin tức khác

>   Nhà nước không cần giữ 75% cổ phần cảng Nha Trang (02/09/2014)

>   Hậu cổ phần hóa những "ông lớn" giao thông ra sao? (01/09/2014)

>   Năm 2015: TKV hoàn thành cổ phần hóa (01/09/2014)

>   Đấu giá hết gần 1.3 triệu cp CTCP Du lịch Đồng Tháp (29/08/2014)

>   Đấu giá cổ phần: Gỡ tư duy vẫn gian khó (26/08/2014)

>   Thể thao Hà Nội: IPO thành công 7.83 triệu cp giá cao gấp 3 lần (22/08/2014)

>   Đấu giá thành công gần 850,000 cp Bao bì Dầu khí Việt Nam (19/08/2014)

>   Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng Công ty VNCC (18/08/2014)

>   Vafaco: Bất ngờ đấu giá thành công 1.53 triệu cp, giá gần gấp đôi khởi điểm (18/08/2014)

>   Cơ hội đầu tư từ cổ phần hóa (16/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật