Thứ Bảy, 16/08/2014 13:16

Cơ hội đầu tư từ cổ phần hóa

Chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư tại thị trường Việt Nam, ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trị giá 1,6 tỷ USD – Vina Capital đề cao sự linh động. Ông cũng cho rằng việc thực thi CPH 432 DNNN trong 2 năm, trung bình 1 ngày 1 DN CPH, tuy là “tham vọng” nhưng vẫn có thể thực hiện tốt, nếu…

* Tham vọng thoái vốn Nhà nước là khả thi

* “Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nên từ chức nếu không tái cơ cấu”

- Ông đánh giá như thế nào về các rào cản khiến các nhà đầu tư ngoại e ngại tham gia đấu giá cổ phần trong các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng ở các DNNN thời gian qua ?

Có nhiều rào cản khác nhau mà một trong số đó là nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc định giá khi tham gia đấu giá cổ phần lần đầu của DNNN. Để định giá DN, nhà đầu tư tổ chức cần có thông tin và có cơ hội được tiếp cận DN, nhưng khả năng năng tiếp cận DN thấp. Nhiều DN không muốn gặp nhà đầu tư trong quá trình tổ chức đấu giá cổ phần.

Các nhà đầu tư ngoại nói chung đều rất quan tâm tới hoạt động đầu tư vào các DNNN. Trong giai đoạn 2013-2014, Vina Capital đã tham gia đấu giá cổ phần ở một số DNNN, như Cty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Cienco 4. Với các Cty này, 100% lượng cổ phần chào bán đều được nhà đầu tư mua hết.

- Rõ ràng là đã và đang có nhiều DNNN hoạt động kinh doanh và triển vọng tốt, % chào bán cổ phần rất cao và có nhiều Cty đạt tới 100%, nhưng triển vọng thành công IPO hình như vẫn không cao. Mấu chốt theo ông nằm ở đâu?

Vấn đề không phải chỉ là DN tốt, triển vọng kinh doanh tốt và cơ hội đầu tư tốt là đủ. Vấn đề là các DN bị đẩy giá lên cao so với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khi đầu tư vào DN đó. Phần lớn các DN đã IPO thời gian qua và thất bại đều xuất phát từ nguyên nhân này.

Hiện tại chúng ta đang định giá DN và chào bán cổ phần theo cách thức Nhà nước định giá khởi điểm, căn cứ trên giá khởi điểm các nhà đầu tư sẽ đăng kí tham gia và đấu giá. Có rất nhiều DN sau khi công bố giá khởi điểm, nhà đầu tư tham gia đấu giá chỉ đặt mua khoảng 50% lượng cổ phần chào bán. Theo tôi nghĩ, IPO thành công cần thu hút được 200-300% nhà đầu tư đăng kí tham gia. Nếu tỷ lệ thấp quá thì các nhà đầu tư đã đăng kí và đặt cọc sẽ thấy nếu không bỏ giá họ sẽ mất tiền cọc, nhưng bỏ giá thì lại tiếc vì giá khởi điểm đã cao. Như vậy, tôi cho rằng thời gian tới, các DNNN nếu muốn IPO thành công cần xem và điều chỉnh lại giá khởi điểm. Ngoài ra, nếu DNNN tìm được đối tác chiến lược tốt thì nên công bố thông tin rộng rãi đến nhà đầu tư để tăng tính hấp dẫn cho quá trình đấu giá.

- Là một nhà đầu tư, cá nhân ông quan ngại điều gì nhất khi đầu tư vào DNNN?

Nếu DNNN tìm được đối tác chiến lược tốt thì nên công bố thông tin rộng rãi đến nhà đầu tư để tăng tính hấp dẫn cho quá trình đấu giá.

Chúng tôi lo ngại nhiều vấn đề. Tuy nhiên, với các DNNN, chúng tôi lo ngại sau CPH, ban điều hành có tiếp tục ở lại điều hành nữa hay không. Hội đồng quản trị mới sẽ như thế nào, có đưa ra các chiến lược hoạt động gia tăng sức cạnh tranh cho DN không, Cty có thay đổi về lương bổng cho nhân sự điều hành cấp cao và cho các nhân viên hay không… Rất nhiều vấn đề mà nhà đầu tư khó có thể lượng hóa được.

Cũng tùy thuộc DN đó kinh doanh ở lĩnh vực nào mà sẽ có những rủi ro khác nhau. Và như đã nói, nếu chúng tôi có cơ hội được thẩm định DN, thì sẽ lượng hóa các rủi ro một cách chính xác hơn. Nhưng hiện tại thì các nhà đầu tư không được phép thẩm định DNNN thực hiện cổ phần hóa, nên về cơ bản vẫn phải dựa trên các thông tin bản cáo bạch, phân tích của các đơn vị tư vấn và các Cty chứng khoán…

- Với các Tập đoàn, Tổng Cty lớn, theo ông, nhà đầu tư sẽ chú trọng những yếu tố nào để ra quyết định đầu tư?

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại DNNN sau cổ phần hóa là một yếu tố, nhưng quan trọng hơn vẫn là chất lượng DN và tốc độ tăng trưởng. Các Tập đoàn, tổng Cty quy mô càng lớn (với hàng chục tới hàng trăm đơn vị thành viên, công ty con, công ty lien kết) thì hoạt động càng phức tạp. Khi các Tập đoàn, Tổng Cty này CPH, nhà đầu tư muốn tham gia nhưng lại không được tiếp cận nhiều thông tin để thẩm định thì mức độ rủi ro trở nên cao hơn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro đó, chúng tôi sẽ tìm cách thẩm định DN, thiết lập quan hệ với DN trước thời điểm IPO để tìm hiểu về họ.

- Xin cảm ơn ông!

Có hai điều mà với kinh nghiệm đầu tư lâu năm tại thị trường này, chúng tôi đã vận dụng. Thứ nhất, lao động siêng năng sẽ tạo ra may mắn bởi may mắn không dành cho người ít lao động. (cười).

Thứ hai, có đầu tư, phải có thoái vốn. Chúng tôi huy động vốn của các nhà đầu tư, sau một thời gian thì phải thực hiện thoái vốn để trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Có thể nói là Vina Capital không bao giờ quên điều này. Trong mấy năm vừa qua chúng tôi đã thực hiện thoái vốn khá nhiều và trả lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, hoặc quay vòng tái đầu tư với những cơ hội khác. Đó chính là cách để giữ chân nhà đầu tư tốt nhất tại thị trường.


Mỹ Lê thực hiện

dđdn

Các tin tức khác

>   HOSE: Thông tin đăng ký đấu giá cổ phần Công ty CP Bao bì Dầu khí Việt Nam (14/08/2014)

>   Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Tân Hòa (13/08/2014)

>   HOSE: Thông báo bổ sung Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á làm đại lý đấu giá năm 2014 (13/08/2014)

>   Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá Nhà máy Gạo xuất khẩu Tây Ninh (12/08/2014)

>   Thông tin đăng ký đấu giá cổ phần Công ty TNHH MTV Vật phẩm Văn hóa Sài Gòn (SAIGON VAFACO) (12/08/2014)

>   Cổ phần hóa - 'cối xay ghế' lãnh đạo doanh nghiệp giao thông (11/08/2014)

>   Vinalines phấn đấu hoàn thành cổ phần hóa vào đầu năm 2015 (10/08/2014)

>   Nhà nước khuyến khích sở hữu tại các cảng và DN công ích (09/08/2014)

>   TP.HCM: Doanh nghiệp phải thoái vốn ngoài ngành theo kế hoạch (09/08/2014)

>   Đạm Cà Mau: IPO liệu có trái “đắng”? (09/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật