Thứ Sáu, 12/09/2014 09:37

Cổ phần hóa: Để thị trường định giá doanh nghiệp?

Vấn đề định giá doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa được các chuyên gia đánh giá hết sức quan trọng. Trong đó, TS.Alan Phan cho rằng hãy để thị trường quyết định giá của một doanh nghiệp.

Các chuyên gia trao đổi về vấn đề cổ phần hóa DNNN tai buổi hội thảo.

4 vấn đề then chốt

Tại hội thảo Gateway to Vietnam 2014 ngày 11/09, ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng vụ đổi mới doanh nghiệp – Văn phòng chính phủ cho biết ngoài 432 doanh nghiệp được phê duyệt phương án phải cổ phần hóa (CPH) đến năm 2015, Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục rà soát để thực hiện việc thúc đẩy CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo đó, dự kiến tiếp tục tăng thêm khoảng 100 doanh nghiệp.

Đối với định giá doanh nghiệp, ông Dũng cho biết hầu hết các doanh nghiệp đều thuê các tổ chức cả trong và ngoài nước để định giá. Mặc dù chi phí rất cao nhưng Chính phủ vẫn đồng ý thuê để xác định giá khởi điểm tại thời điểm IPO.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì ví cổ phần hóa là trò chơi cải cách doanh nghiệp nhà nước. Và để tạo được làn sóng lan tỏa thì cần giải quyết được 4 vấn đề quan trọng: định giá, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ lao động mất việc và niêm yết sau cổ phần hóa.

Cụ thể, khó khăn trong định giá doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa chính là việc định giá thì gắn với đất đai, bởi có doanh nghiệp thì đất được giao, cũng có doanh nghiệp đi thuê (thuê dài hạn, ngắn hạn) hay mua…

Thứ hai, để tìm được đối tác chiến lược có đủ năng lực cũng rất khó khăn. Ông Thành ví von: “Việc này giống như chuyện lấy chồng của một cô gái, người mình không thích thì họ muốn lấy mình, mà người mình muốn lấy thì họ không thích mình”.

Thứ ba, khi cổ phần hóa một DNNN lớn, hàng nghìn, hàng vạn lao động có thể mất việc. Cần phải có chính sách đền bù, đào tạo cho những lao động này. Tuy nhiên với ngân sách còn hạn hẹp thì đây dường như là một cản trở rất lớn.

Cuối cùng là áp lực lên sàn niêm yết sau khi cổ phần hóa thành công rất áp lực nhưng chưa được thực hiện tốt.

Ông Thành cũng cho biết thêm rằng, không quan trọng là có cổ phần hóa hết 432 doanh nghiệp hay không, vấn đề đáng quan tâm là có thực hiện được việc cải cách trên dưới 100 doanh nghiệp là những Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước lớn hay không. Vì đây sẽ là vấn đề cốt lõi của tiến trình cổ phần hóa khối DNNN.

Để thị trường quyết định giá doanh nghiệp

Trên quan điểm là một nhà đầu tư, TS. Alan Phan cho rằng mục đích chính một nhà đầu tư muốn đầu tư vào một doanh nghiệp cũng chỉ là kiếm tiền. Do đó, món hàng nào bán giá tốt, khi mua có lợi thì sẽ được quan tâm nhất.

Theo đó, để một doanh nghiệp cổ phần hóa thành công thì trước tiên chính bản thân doanh nghiệp đó phải cho thấy được sự quyết tâm, cố gắng thực hiện cổ phần hóa. Bên cạnh đó, vấn đề minh bạch cũng phải được đẩy mạnh để tạo lòng tin cho nhà đầu tư.

Vấn đề định giá doanh nghiệp khi mang ra cổ phần hóa cứ để thị trường quyết định. Theo quan điểm cá nhân ông, những tổ chức được gọi là cơ quan định giá độc lập ngay cả như PricewaterhouseCoopers hay Morgan Stanley khi nhận tiền từ doanh nghiệp muốn cổ phần hóa thì cũng đã không độc lập được nữa, làm cho việc định giá về cơ bản đã bị “méo mó”. Chỉ có một nơi định giá chính xác nhất là người bỏ tiền ra mua “món hàng” đó, thành ra chỉ có giá thị trường mới là tổ chức định giá độc lập nhất.

Giá thị trường luôn luôn điều chỉnh”, ông nói thêm. Ví dụ như cổ phiếu Facebook khi IPO, thị trường không tin doanh nghiệp này có giá khoảng 160 tỷ USD nên khi chào bán, giá giảm 15-20%. Nhưng thời gian sau đó, với doanh thu và lợi nhuận mang lại tăng cao, giá trị Facebook lên đến 200 tỷ USD.

Thị trường trên thế giới, nhất là thị trường tài chính có số lượng tiền rất lớn, nên bất cứ “hàng” nào dù xấu tốt khi chào bán cũng sẽ được mua nhưng phải đúng giá. Không thể nào bán hàng Trung Quốc mà đòi giá Mỹ”, ông Alan Phan nhấn mạnh.

Sanh Tín

Các tin tức khác

>   Chỉ 1 nhà đầu tư đấu giá cổ phần Nhà máy gạo xuất khẩu Tây Ninh (11/09/2014)

>   SASCO - Cơ hội đan xen thách thức (04/09/2014)

>   Cổ phần hóa không cần IPO? (03/09/2014)

>   Nhà nước không cần giữ 75% cổ phần cảng Nha Trang (02/09/2014)

>   Hậu cổ phần hóa những "ông lớn" giao thông ra sao? (01/09/2014)

>   Năm 2015: TKV hoàn thành cổ phần hóa (01/09/2014)

>   Đấu giá hết gần 1.3 triệu cp CTCP Du lịch Đồng Tháp (29/08/2014)

>   Đấu giá cổ phần: Gỡ tư duy vẫn gian khó (26/08/2014)

>   Thể thao Hà Nội: IPO thành công 7.83 triệu cp giá cao gấp 3 lần (22/08/2014)

>   Đấu giá thành công gần 850,000 cp Bao bì Dầu khí Việt Nam (19/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật