Thứ Hai, 25/08/2014 10:06

Muốn đầu tư chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản tại đâu?

Không phải công ty chứng khoán (CTCK) nào cũng được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phái sinh, do đó nhà đầu tư muốn đầu tư sản phẩm này chỉ có thể mở tài khoản tại một số CTCK nhất định.

* Dự thảo Nghị định của Chính phủ về CKPS và TTCKPS

* Chứng khoán phái sinh: "Sân chơi riêng" cho công ty chứng khoán có vốn trên 500 tỷ?

* TTCK phái sinh VN: Mở đầu với Hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số và TPCP

* TTCK phái sinh đã có lộ trình phát triển chính thức

* HOSE: Sắp có quỹ ETF nội và Covered Warrant

Theo dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh vừa được UBCKNN công bố, CTCK muốn thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh phải được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và có đăng ký hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh, có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu từ 700 tỷ đồng trở lên.

Theo đó, hiện nay trên thị trường có 11 CTCK có vốn điều lệ trên 700 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/06/2014, riêng SBS tuy đạt chỉ tiêu vốn điều lệ nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 200 tỷ đồng. Như vậy, nếu chưa thực hiện tăng vốn, đây là những công ty có khả năng đáp ứng điều kiện về thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư.

Danh sách CTCK có vốn điều lệ trên 700 tỷ đồng tính đến 30/06/2014
ĐVT: tỷ đồng

Được biết, UBCKNN đang gấp rút xây dựng khung pháp lý cho thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh gồm Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và Quy chế cho Sở hợp nhất từ Sở GDCK TPHCM và Hà Nội. Song song với đó là hoàn thiện hệ thống giao dịch, giám sát, thanh toán, bù trừ và công bố thông tin.

Dự kiến các sản phẩm đơn giản của TTCK phái sinh đi vào hoạt động trong năm 2015 và chậm nhất là vào đầu năm 2016. Sau các sản phẩm đơn giản được vận hành ổn định, khoảng 1 đến 2 năm sau sẽ tiếp tục triển khai các sản phẩm hợp đồng quyền chọn dựa trên chỉ số và cổ phiếu. Bên cạnh đó, để có thị trường phái sinh bắt buộc có sự ra đời của thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP) tại VSD-CCP.

Lộ trình xây dựng và phát triển TTCK phái sinh:

Giai đoạn 2013-2015: Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ bao gồm hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh, hệ thống giám sát và công bố thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và thành viên thị trường...

Giai đoạn 2016-2020: Tổ chức vận hành TTCK phái sinh, trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu.

Giai đoạn sau 2020: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK phái sinh, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch.


Minh Hằng

Các tin tức khác

>   Mua cổ phiếu rẻ hay mua rẻ cổ phiếu? (23/08/2014)

>   Mức giá nào cho cổ phiếu FLC sau ngày 22/08? (19/08/2014)

>   Những cổ phiếu nào dẫn đầu thị trường về lệnh ảo? (20/08/2014)

>   Doanh nghiệp đối xử tốt với nhân viên có giá cổ phiếu cao hơn (16/08/2014)

>   4 sai lầm lớn nhất của nhà đầu tư (14/08/2014)

>   “Chất lượng” lãi ròng của doanh nghiệp niêm yết: Cân đo đong đếm! (11/08/2014)

>   Xếp hạng môi trường kinh doanh và thu nhập (11/08/2014)

>   Cổ phiếu nông nghiệp mang lại những món hời lớn cho cổ đông ngoại (07/08/2014)

>   Triển vọng thị trường dưới góc nhìn Trung bình động – Moving Average (05/08/2014)

>   Doanh nghiệp bên bờ vực phá sản: “Ngàn cân treo sợi tóc” (01/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật