Thứ Tư, 13/08/2014 09:55

Dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ: Chủ đầu tư năng lực yếu hay "câu giờ" giữ đất?

Việc hầu hết dự án nhà xã hội đang bị chậm tiến độ khiến nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng do năng lực của doanh nghiệp yếu kém hay việc xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội chỉ để "câu giờ" giữ đất?

Dự án AZ Thăng Long nằm trên trục Quốc lộ 32 là một trong 4 dự án đã được TP Hà Nội đồng ý chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Khi là nhà ở thương mại, dự án nổi tiếng vì trây ì tiến độ. Khi chuyển sang nhà ở xã hội 8 tháng nay, dự án vẫn tiếp tục quây tôn nằm phơi mưa, phơi nắng.

Dự án Tây Nam Linh Đàm được động thổ từ tháng 5/2013. Hơn 1 năm sau, công trình vẫn đang miệt mài ở khâu làm móng. Hay ô đất nằm trong khu đô thị Trung Văn mở rộng cũng được chấp nhận chuyển đổi về mặt chủ trương nhưng vẫn chưa triển khai.

Ông Nguyễn Trường Tiến, chuyên gia BĐS cho rằng, dù đã được hưởng hàng loạt ưu đãi khi chuyển đổi như được miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT, vay vốn ưu đãi nhưng năng lực của doanh nghiệp yếu kém thì dự án vẫn khó hồi sinh.

Nhìn lại cách đây hơn 1 năm khi thị trường BĐS đóng băng, hàng loạt các doanh nghiệp đã xếp hàng xin chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng. Riêng TP Hà Nội xem xét, thẩm định 18 dự án đăng ký chuyển đổi. Hiện đã có 4 dự án có quyết định chuyển đổi, 9 dự án được chấp thuận chủ trương, 6 dự án đang tiếp tục xem xét và 3 dự án không đủ điều kiện. Các dự án đã được chuyển đổi hoặc đồng ý chủ trương hầu hết đều chậm tiến độ.

Một "ông lớn" trong lĩnh vực BĐS là Tổng công ty HUD có hai dự án nhà ở xã hội bị liệt vào danh sách chậm tiến độ là Tây Nam Linh Đàm và Thanh Lâm – Đại Thịnh. Trong đó, dự án Thanh Lâm – Đại Thịnh đã có đất sạch từ năm 2011. Chủ đầu tư lý giải dự án chưa triển khai được là do đang điều chỉnh quy hoạch.

Trong khi chủ đầu tư này đổ lỗi việc điều chỉnh quy hoạch thì một số chủ đầu tư khác lại từ chối trả lời. Giới đầu tư kinh doanh BĐS đặt câu hỏi, nếu doanh nghiệp không có nguyên nhân sâu xa nào khác ngoài mục tiêu "câu giờ" giữ đất thì tại sao lại ngại ngần nói lên những khó khăn của mình trong việc triển khai nhà ở xã hội, một loại hình nhà ở đang hết sức được các cơ quan quản lý tạo điều kiện giúp đỡ.

Hoàng Nga - Tài Vũ

vtv

Các tin tức khác

>   Khó cải tạo chung cư cũ vì thiếu đồng thuận (13/08/2014)

>   TP. Hồ Chí Minh: Quý II, tỷ lệ hấp thụ nhà ở tăng mạnh (12/08/2014)

>   Chỉ số giá bất động sản Hà Nội tăng nhẹ (12/08/2014)

>   Những “khu đất vàng” đem về cho ngân sách TPHCM gần 4.000 tỉ đồng (12/08/2014)

>   Dùng chiêu lỗ khủng, ông lớn ngoại không 'nuốt' trôi Sofitel Plaza Hà Nội (12/08/2014)

>   Chủ tịch Quốc hội: “Cứ qua cửa khẩu là được mua nhà thì lạ quá!” (12/08/2014)

>   Giải pháp tránh đầu cơ mua nhà ở xã hội? (12/08/2014)

>   Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM: “Giá bất động sản vẫn có thể giảm nữa” (12/08/2014)

>   Phấn đấu vận hành thử toàn bộ công trình Nhà Quốc hội vào đầu tháng 10 (11/08/2014)

>   “Xẻ thịt đất vàng” để kinh doanh trái phép (11/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật