Thứ Hai, 11/08/2014 17:08

“Xẻ thịt đất vàng” để kinh doanh trái phép

Nằm tiếp giáp trên tuyến đường Phạm Hùng, giao cắt với quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm là mảnh đất màu mỡ rộng 40ha, thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy. Báo chí đã có nhiều bài viết phản ánh về tình trạng “đất vàng” ở đây đang bị lấn chiếm để kinh doanh trái phép.

Thực tế đã có văn bản xử lý tình trạng lấn chiếm, định cư trái phép tại Dự án Công viên Cầu Giấy, ký ngày 12/9/2013 và thực hiện văn bản chỉ đạo của TP. Hà Nội, ngày 27/9/2013, UBND xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm đã tiến hành cưỡng chế theo Quyết định do lãnh đạo UBND xã Mỹ Đình kí.

Nhưng cho đến thời điểm này, đã hơn 11 tháng trôi qua, việc giải quyết cưỡng chế vẫn chưa được thực hiện triệt để, thậm chí các hộ dân còn “bành trướng” lấn chiếm thêm khu “đất vàng”. Điều này dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự tại các khu vực lân cận.

Một phần Công viên Cầu Giấy đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm trái phép để kinh doanh, phía xa là bãi rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước con kênh cắt ngang trong khuôn viên dự án.

Đã 11 tháng trôi qua kể từ ngày văn bản chỉ đạo cưỡng chế ban hành, Công viên Cầu Giấy vẫn chỉ là một khu đất trống, cỏ dại mọc um tùm, xen kẽ là một dãy những ngôi nhà “tạm bợ” để kinh doanh các dịch vụ như: Rửa xe, chăm sóc và sửa chữa xe ôtô, bãi gửi xe, quán bia, sân tennis… Thực trạng trên chưa có nhiều thay đổi, thậm chí còn có thêm rất nhiều hộ dân kéo đến lấn chiếm để kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như: diệt mối, bán cây cảnh.

Không chỉ vậy, các hộ dân sống tại đây còn ngang nhiên treo những biển hiệu quảng cáo rất to, bất chấp lệnh cưỡng chế của chính quyền.

Những ngôi nhà này chưa bị tháo dỡ dù đã có văn bản cưỡng chế, không chỉ vậy mà còn có thêm những ngôi nhà khác mọc lên lấn chiếm thêm diện tích của Công viên.

Nhiều loại hình dịch vụ mới được mở ra như: diệt mối, bán cây cảnh, buôn bán các loại máy móc, đồ điện lạnh…

Đây là một địa điểm lý tưởng để thu gom đồ phế liệu.

Tại đây, mọi hoạt động sinh hoạt, kinh doanh được diễn ra một cách công khai, giống như những cụm dân cư khác. Đáng nói đây đều là đất lấn chiếm, nên cuộc sống của người dân rất “tạm bợ”, mất vệ sinh. Họ sinh hoạt, kinh doanh, xả rác ngay tại nơi mình sống.

Nhà nước sẽ phải mất rất nhiều tiền để dọn dẹp những núi rác phế thải cao ngang đầu người, khi dự án đi vào hoạt động.

Các xe rác hoặc xe chở phế thải thi nhau về đây đổ xuống công viên hàng nghìn tấn rác thải xây dựng, rác sinh hoạt… tạo nên những ngọn núi rác thải.

Những khu đất trống phía đường Phạm Hùng cũng được tận dụng để trồng rau.

Dư luận đã nhiều lần lên tiếng phản ảnh về tình trạng lấn chiếm bất hợp pháp của người dân trong Dự án Công viên Cầu Giấy, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc. Nhưng tình hình không những không tiến triển mà có nguy cơ ngày càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ bị lấn chiếm để kinh doanh trái phép, tập kết rác thải, đây còn là địa điểm lý tưởng cho các tệ nạn xã hội nảy sinh.

Điều kiện sống thiếu thốn về nước sạch và ẩm thấp, rất dễ dẫn đến những loại bệnh tật truyền nhiễm.

Không chỉ phía đường Phạm Hùng mà bên trong Dự án Công viên Cầu Giấy cũng có những nhà xưởng quy mô lớn đang hoạt động. Mọi chất thải, phế liệu đều trút xuống con kênh chạy cắt ngang khu dự án, gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hoạt động trong khu đất Dự án, rõ ràng các xưởng sản xuất này không thể được cấp phép. Cả các sân tennis cũng vậy.

Một điều đáng buồn là Công viên Cầu Giấy vẫn đang tiếp tục bị “xẻ thịt”. Trong khi các cơ quan chức năng dường như chưa có biện pháp quyết liệt nào để khắc phục tình trạng này.

Kim Khang

báo xây dựng

Các tin tức khác

>   Phải sử dụng 30% VLXD không nung cho công trình được đầu tư bằng ngân sách (11/08/2014)

>   TS Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá bất động sản đang xuống? (11/08/2014)

>   Sự thật đằng sau lý do thanh tra các dự án tại Hà Nội của “đại gia điếu cày” (11/08/2014)

>   Bất động sản chờ đợi sự đột phá (11/08/2014)

>   Chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư (11/08/2014)

>   TPHCM nghiên cứu lập khu kinh tế đặc biệt (11/08/2014)

>   3 nhà thầu bị cấm tham gia dự án giao thông (10/08/2014)

>   Sự việc của Ngân hàng Xây dựng không ảnh hưởng đến thị trường BĐS Việt Nam (10/08/2014)

>   Không cho phép xây thêm công trình quanh Hồ Tây trong khoảng 16m (10/08/2014)

>   Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức (10/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật