Thứ Bảy, 16/08/2014 08:50

Comvik (Thụy Điển) muốn mua cổ phần của MobiFone

Đã từng là đối tác chiến lược với MobiFone trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian từ 1990-2005, công ty Comvik (Thụy Điển) vừa đến gặp lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông để bày tỏ ý muốn "tái hợp", tiếp tục đầu tư, trở thành đối tác chiến lược khi MobiFone cổ phần hóa trong thời gian tới.

* Một tháng xa MobiFone, VNPT sống ra sao?

* Tách MobiFone, VNPT giảm mạnh mục tiêu doanh thu

* Mobifone có vốn điều lệ 12.600 tỷ đồng

* Cổ phần hóa MobiFone, vé trong tay mà tiếp tục lỡ chuyến

Một điểm giao dịch của MobiFone.

Nguồn tin từ Bộ Thông tin Truyền thông cho biết, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng của bộ này vừa có buổi tiếp và làm việc với ông M. A Zaman, Chủ tịch công ty Comvik International Vietnam AB. Nội dung chính của cuộc gặp là Comvik muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt rất quan tâm đến việc đầu tư vào MobiFone.

Ông Zaman cho biết do Comvik đã cùng xây dựng và phát triển mạng MobiFone từ năm 1990 đến 2005, hiểu biết nhiều về Việt Nam nên Comvik sẽ có cơ hội và khả năng thành công tốt hơn khi đầu tư vào MobiFone, so với các nhà đầu tư, các hãng viễn thông nước ngoài khác.

Ông Thắng cho rằng hiện nay, khi thị trường viễn thông đang có sự thay đổi công nghệ lớn (từ 3G sang 4G), sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt… các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự đầu tư và kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài. Và để vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam càng cần đến sự hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài hơn.

Được biết, với hợp đồng hợp tác kinh doanh Comvik-VNPT để phát triển mạng di động đầu tiên ở Việt Nam - MobiFone, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước đem lại doanh thu lớn nhất cho Comvik. Đó cũng là lý do hãng viễn thông Thụy Điển này mới muốn trở thành đối tác chiến lược của MobiFone trong thời gian tới.

Thực tế, ngoài Comvik, còn nhiều hãng viễn thông nước ngoài như Vodafone, France Telecom, Singtel, Telenor… đã đến Việt Nam từ năm 2006 mở văn phòng đại diện, chờ đợi cơ hội tham gia cổ phần hóa MobiFone. Tuy nhiên, do việc cổ phần hóa của MobiFone bị chậm trễ nên nhiều doanh nghiệp đã bỏ văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng vẫn hy vọng cơ hội được trở thành đối tác chiến lược khi MobiFone cổ phần hóa.

Ông Mai Văn Bình, Chủ tịch MobiFone cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone từ nay đến cuối năm là khẩn trương hoàn thiện và trình Bộ Thông tin Truyền thông đề án thành lập Tổng công ty MobiFone, trình phương án cổ phần hóa trong quí 3-2014.

Ông Bình cho hay, theo chỉ đạo của Bộ Thông tin Truyền thông, công ty này sẽ xây dựng phương án để Tập đoàn VNPT sở hữu tối đa 20% khi MobiFone cổ phần hóa. MobiFone đã có 21 năm trực thuộc VNPT, công lao của VNPT trong việc xây dựng và phát triển MobiFone rất lớn, nay tách ra hoạt động độc lập, Tập đoàn mong muốn sẽ có phần sở hữu trong MobiFone.

Không trả lời cụ thể về câu hỏi nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nắm bao nhiêu phần trăm khi MobiFone cổ phần hóa, nhưng trong một hội thảo về viễn thông diễn ra gần đây, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: “Viễn thông cũng là hạ tầng. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài trong các doanh nghiệp hạ tầng của Việt Nam có thể chiếm đến 49%.”

Vân Ly

tbktsg

Các tin tức khác

>   TPHCM muốn sớm xây sân bay Long Thành (15/08/2014)

>   Thị trường ôtô tháng 7: Toyota, Ford bất ngờ bứt tốc (15/08/2014)

>   Tháng 7 chỉ nhập siêu 49 triệu USD, 7 tháng xuất siêu 1,6 tỷ USD (15/08/2014)

>   Diễn đàn Kinh tế Miền Trung: Tận dụng “lợi thế tĩnh” liên kết vùng tạo ra “lợi thế động” (15/08/2014)

>   Miền Trung và chuyện hóa giải xung đột lợi ích (15/08/2014)

>   Khai thác “mỏ vàng vô tận” riêng có của miền Trung (15/08/2014)

>   PetroVietnam muốn mua cổ phần hãng dầu khí Mỹ (15/08/2014)

>   Không thể “chữa bệnh” cho doanh nghiệp cùng một “thuốc” (15/08/2014)

>   Lồng đèn Việt chiếm 70% thị phần (15/08/2014)

>   Thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tính theo phút (15/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật