Thứ Sáu, 04/07/2014 13:26

Quản lý các tổ chức tín dụng: Vi hiến và... đi lùi

Ngân hàng Nhà nước đã có Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2012 quy định về cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Có thể việc ban hành Thông tư 40 là do sau vụ án bầu Kiên, câu hỏi “những hoạt động nào các TCTD được làm và không được làm?” chưa được trả lời thỏa đáng trước tình trạng “trăm hoa đua nở” trong các giấy phép hoạt động đã cấp cho các TCTD. Bởi, các TCTD ở nước ta được thành lập ở những thời kỳ khác nhau, với khung pháp lý khác nhau, nên giấy phép hoạt động cũng rất khác nhau cả về hình thức và nội dung.

Dự thảo Thông tư 40 đã bám sát Điều 90 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 là “Các TCTD không được tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, các hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép” và “Các hoạt động ngân hàng, các hoạt động kinh doanh khác của TCTD thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”. Điều đó có nghĩa là các TCTD chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép.

Quy định một cách cứng nhắc các TCTD chỉ được làm những gì được cho phép không chỉ là vi hiến mà còn là... bước lùi.

Quy định như trên là... vi hiến. Bởi, Điều 33 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. TCTD là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Cán bộ, nhân viên của các TCTD không phải là công chức nhà nước. Vì vậy, không thể áp đặt nguyên tắc “chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” quy định đối với công chức nhà nước cho các TCTD.

Đương nhiên, kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và pháp luật sẽ quy định cụ thể những điều kiện kinh doanh cần thiết cho từng hoạt động. Cũng như các doanh nghiệp khác, các TCTD cũng chỉ được phép hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định.

Nhiều ý kiến cho rằng, so với Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, quy định tại Điều 90 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 là một bước lùi trong cải cách hành chính. Thông tư 03/2007/TT-NHNN ngày 5/6/2007 đã quy định các TCTD được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động mặc dù các nghiệp vụ này không ghi trên giấy phép, chỉ cần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, hoặc đã có những văn bản quy định về việc thực hiện các nghiệp vụ đó.

Không chỉ thụt lùi, quy định “chỉ được làm khi cho phép” còn trái với thông lệ quốc tế. Ở các nước phát triển, cơ quan quản lý chủ yếu quản lý những vấn đề lớn trong hoạt động ngân hàng, việc tái cấu trúc hệ thống... mà không can thiệp vào từng hoạt động nhỏ của các TCTD.

Luật gia Vũ Xuân Tiền

Công Thương

Các tin tức khác

>   Bắt ông Phạm Ngọc Ngoạn, nguyên ủy viên Hội đồng Thành viên Agribank (04/07/2014)

>   BVS dự kiến lãi sau thuế quý 2 của Vietcombank đạt 912 tỷ đồng (04/07/2014)

>   HDBank được chấp thuận lập Văn phòng đại diện tại Myanmar (03/07/2014)

>   Giao dịch liên ngân hàng tiếp tục tăng (03/07/2014)

>   VAMC đã mua hơn 50 nghìn tỷ đồng nợ xấu (03/07/2014)

>   Tăng vốn điều lệ: Quá khó (03/07/2014)

>   6 tháng đầu năm: VNĐ, USD và tiếng nói của vàng (03/07/2014)

>   Doanh nghiệp thích vay ngoại tệ (03/07/2014)

>   Gói tín dụng 3.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cao su (02/07/2014)

>   SHB và CLB Manchester City ký hợp tác chiến lược đồng thương hiệu (02/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật