Thứ Năm, 24/07/2014 13:00

MWG: Ai đang giúp duy trì giao dịch sôi động?

Việc giá cổ phiếu MWG được duy trì ở mức cao sẽ mang đến khoản lợi nhuận không nhỏ cho các cổ đông muốn thoái vốn. Liệu rằng con sóng MWG có kết thúc khi việc thoái vốn của các cổ đông lớn hoàn thành?

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) được giới đầu tư nhắc đến khá nhiều trước ngày niêm yết khi cổ phiếu công ty này dự kiến chào sàn với mức giá cao ngất ngưỡng 85,000 đồng/ cp. Không chỉ vậy, sức hút đối với cổ phiếu này càng tăng cao hơn khi MWG bất ngờ giảm “sốc” hơn 20% giá chào sàn trong những ngày cận kề - thay vì chào sàn ở mức giá 85,000 đồng/cp như đã tính toán ban đầu thì MWG đã hạ giá xuống chỉ còn 68,000 đồng/cp.

Không phụ sự kỳ vọng, cổ phiếu MWG đã tăng kịch trần trong 5 phiên liên tiếp kể từ ngày chào sàn và vẫn đang duy trì xu hướng tăng giá dù khối lượng khớp lệnh ở nhiều phiên rất ít. Tính đến hết ngày 22/07, MWG đang đứng ở mức 109,000 đồng/cp tăng gần 60.3% kể từ khi chào sàn!

Ai đang duy trì sự sôi động ở cổ phiếu MWG?

Thống kê giao dịch của MWG trong những phiên gần đây cho thấy giao dịch khối ngoại đóng góp vai trò không nhỏ trong việc duy trì xu hướng giao dịch tích cực của MWG. Đặc biệt, sau khi cổ phiếu MWG đã tăng mạnh thì lực cầu từ khối ngoại chiếm tỷ lệ lớn và góp phần không nhỏ trong xu hướng tăng điểm mạnh và liên tục của cổ phiếu này, điển hình như trong các phiên ngày 17, 18 và 22/07 – xem thêm chi tiết ở bảng bên dưới.

Cũng không loại trừ khả năng lượng cầu chất trần thu gom cổ phiếu MWG trong các phiên tăng điểm có sự tham gia mạnh từ khối ngoại.

Bên cạnh đó, ngay trước thềm niêm yết, cổ đông nội bộ quan trọng là Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch/Tổng Giám đốc cũng đăng ký mua vào 200 ngàn cổ phiếu.

Khi mà nhóm cổ đông nội bộ và cổ đông lớn đang nắm giữ gần 70% vốn tại MWG, thì những lực cầu này hoàn toàn dễ dàng đẩy giá cổ phiếu tăng vọt.

Giao dịch của khối ngoại tại MWG đến ngày 22/07/2014 (Nguồn: VietstockFinance)

Vì sao khối ngoại thích MWG tăng giá?

Việc MWG tăng giá mạnh ngay sau ngày chào sàn có lẽ không khiến giới đầu tư bất ngờ, khi đây là công ty có kết quả kinh doanh, kế hoạch chia thưởng, cổ tức, kế hoạch kinh doanh ấn tượng. Tuy nhiên, một thông tin cần chú ý là việc MWG lên sàn không xuất phát từ nhu cầu huy động vốn (theo lời của ban lãnh đạo MWG), mà chủ yếu để đáp ứng yêu cầu theo cam kết với các nhà đầu tư đã góp vốn trước đây.

Nổi lên trong số nhà đầu tư hiện hữu có quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund II (MEF) do Mekong Capital quản lý. MEF được xem là tác nhân chính yêu cầu MWG phải niêm yết trên sàn chứng khoán. MEF đã thoái một phần vốn nắm giữ tại MWG trước khi cổ phiếu này lên sàn và hiện còn sở hữu 14.32% vốn, tương ứng gần 9 triệu cp. Rõ ràng nhu cầu thoái vốn của MEF vẫn đang hiện diện khi đây là một tổ chức thiên về đầu tư tài chính.

Như vậy, việc giá cổ phiếu của MWG được duy trì ở mức cao sẽ mang đến khoản lợi nhuận không nhỏ cho các cổ đông muốn thoái vốn. Vậy thì không loại trừ khả năng giá cổ phiếu MWG biến động tích cực là để phục vụ nhu cầu này. Liệu rằng con sóng MWG có kết thúc khi việc thoái vốn của các cổ đông lớn hoàn thành?

Duy Nam

Các tin tức khác

>   Hàng loạt “thủ thuật” để phát hành thêm cổ phiếu (23/07/2014)

>   HQC-HQM-Việt Kiến Trúc: Vòng xoáy “biến nợ thành vốn - biến vốn thành tiền tươi” đang lặp lại? (17/07/2014)

>   Dự đoán của chuyên gia! (26/06/2014)

>   Nghĩ khác với thị trường? (16/06/2014)

>   Sóng GMD “vận” vào Gemadept Tower? (16/06/2014)

>   Góc broker: Tiền trading luân chuyển (13/06/2014)

>   Góc broker: Buồn ngủ! (06/06/2014)

>   Đu trend và những “cú ngã” đau! (05/06/2014)

>   Cổ đông lớn và nội bộ có kiếm được “mớ tiền” từ đỉnh cao quý 1? (02/06/2014)

>   Góc broker: Vượt kháng cự được không? (30/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật